Câu hỏi:
23/04/2025 10PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
Nitrogen là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho sinh vật, tuy nhiên hàm lượng nitrogen cao có thể gây ô nhiễm nước. Một nghiên cứu xác định hàm lượng ion ammonium (NH4+) trong nước bề mặt ở Đồng bằng Sông Cửu Long và so sánh với tiêu chuẩn (hàm lượng NH4+ < 3 mg.L–1) theo nguyên tắc sau:
– Chuẩn bị mẫu thử bằng cách pha loãng mẫu nước 10 lần.
– Ion NH4+ được chuyển thành indophenol qua các phản ứng:
NH4+ + ClO- → NH2Cl + H2O; NH2Cl (dẫn xuất phenol) → Indophenol (dung dịch A)
Cường độ màu (đậm/nhạt) của dung dịch A tỉ lệ thuận với lượng indophenol trong dung dịch. Khi đó máy đo cường độ màu có thể tính toán được hàm lượng indophenol, từ đó tính được hàm lượng NH4 + trong mẫu đo. Kết quả cho thấy hàm lượng ion NH4+ trong mẫu thử là 1,44 mg.L–1.
– Các phản ứng cần thực hiện ở điều kiện pH trong khoảng từ 4 đến 13. Thiết bị chỉ đo được mẫu nước có hàm lượng NH4+ nằm trong khoảng từ 0,26 đến 10,30 mg.L–1.
Từ kết quả thí nghiệm, một số phát biểu được đưa ra như sau:
(1) Hàm lượng nguyên tố nitrogen cao trong nước có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, làm tăng nồng độ oxygen (O2) hoà tan trong nước và gây ô nhiễm.
(2) Hàm lượng nguyên tố nitrogen tồn tại ở dạng NH4+ trong mẫu thử trên là 1,12 mg.L–1.
(3) Kết quả trên chứng tỏ lượng NH4+ trong nước có nguồn gốc từ phân bón trên các đồng ruộng lân cận.
(4) Kết quả trên khẳng định được nitrogen trong nước không tồn tại ở dạng nitrate (NO3-).
(5) Mục đích của thí nghiệm là để kiểm tra hàm lượng ion NH4+ trong nước bề mặt có nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép hay không.
(6) Hàm lượng NH4+ trong mẫu nước ban đầu là 1,44 mg.L–1.
Liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự tăng dần.
Quảng cáo
Trả lời:
(1) Sai, hiện tượng phú dưỡng làm cạn kiệt O2 hoà tan trong nước và gây ô nhiễm.
(2) Đúng, kết quả cho thấy hàm lượng ion NH4+ trong mẫu thử là 1,44 mg.L–1 nên hàm lượng N ở dạng NH4+ là 1,44.14/18 = 1,12 mg/L
(3) Đúng, hàm lượng NH4+ cao ở trong nước có nguồn gốc từ việc dùng phân đạm quá mức ở khu vực lân cận.
(4) Sai, kết quả chỉ xác định được hàm lượng NH4+ chứ không cung cấp thông tin gì về NO3-.
(5) Đúng
(6) Sai, sau pha loãng 10 lần hàm lượng NH4+ là 1,44 mg.L–1 nên trước pha loãng hàm lượng NH4+ là 14,4 mg.L–1
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a) Lysine là hợp chất hữu cơ đa chức và có công thức phân tử là C6H14O2N2
Câu 2:
a. Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer.
Câu 6:
Cho các chất sau: Kim loại Na, nước bromine, dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc); dung dịch NaHCO3; dung dịch Na2CO3. Số chất tác dụng được với phenol?
100 bài tập Kim loại nhóm IA, IIA có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Liên trường Quỳnh Lưu, Hoàng Mai 2, Đô Lương 3, Thái Hòa, Cờ Đỏ, Tân Kỳ- Nghệ An (Lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học KSCL - THPT Khoái Châu- Hưng Yên- Lần 2 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 21. Sơ lược về phức chất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (lần 1) có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học THPT Lần 2 Hà Tĩnh có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận