Câu hỏi:
27/04/2025 68Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 25:
Có những thứ đồ vật vô nghĩa. Có những thứ nhắc tới một chút kỉ niệm đẹp đẽ. Có những thứ gợi lên một câu chuyện chẳng hay ho gì, tưởng đã quên hẳn cái chuyện đó thì bây giờ cái đồ vật lại từ xó xỉnh, bụi bặm, từ trong xó tối từ từ bò ra, cái vật vô tri lại thủ thỉ nói chuyện với anh, khiển trách anh, lên án anh.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, và cũng thực tâm lắm chứ? Trong cái đêm ấy, khi tôi ngồi bên anh trên phiến đá giữa khu rừng bên nước bạn, giá có phải chạy qua làn đạn của địch, hay băng qua ngọn lửa, thì tôi cũng quyết định sẽ vượt qua, để đưa tấm hình về trao tận tay những người trong gia đình anh, để đền đáp chút ít tấm lòng độ lượng quá lớn lao nhưng lặng lẽ mà anh đã đối xử với tôi. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời, tôi ôm anh, rồi thật là giả dối chưa, tôi lại còn hôn anh nữa, trước khi lên đường đi chặng tiếp. Từ bữa đó, tôi đi bộ ròng rã gần ba tháng thì ra đến Hà Nội. Ngày đó, khi đặt chân về đến Hà Nội, tôi vẫn còn mang ý định đến thăm nhà anh ngay, và mang theo bức vẽ đến. Nhưng chỉ sau một tuần lễ, tôi đã thiết lập được với cái xã hội hậu phương chung quanh những mối quan hệ mới, cái không khí chiến trường tự nhiên nhạt nhòa đi, cái mối nhiệt tâm của lúc còn ở trong đó vơi bớt đi - không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận rằng, chỉ sau một tuần lễ, được bè bạn sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí họa thật cao, tôi liền lờ quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức kí họa chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ỷ vào ngày giờ đi quá cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc tới thăm bà mẹ anh nữa!
(Nguyễn Minh Châu, Bức tranh, In trong Nguyễn Minh Châu - Tuyển tập truyện ngắn,
NXB Văn học, Hà Nội, 2009)
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất, được nhận ra qua đại từ nhân xưng “tôi” (người trưc tiếp tham gia trong câu chuyện). Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Đoạn trích đề cập: “Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh?” nhấn mạnh sự xấu hổ vì không thực hiện lời hứa. Chọn A.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Nhân hóa là biện pháp biến các đồ vật vô tri, vô giác có các hành động, cảm xúc, hay tính cách giống con người. Trong câu này, đồ vật “thủ thỉ nói chuyện”, “khiển trách”, “lên án” như thể chúng sống động và có khả năng đối thoại với nhân vật chính. Hình ảnh nhân hóa này không chỉ làm sống động câu văn mà còn thể hiện sâu sắc nỗi ám ảnh của nhân vật chính khi đối mặt với kí ức về lỗi lầm của mình. Những đồ vật vô tri, vô giác trong kí ức được “đánh thức”, trở thành một “nhân chứng im lặng” nhắc nhở và khiển trách nhân vật. Điều này thể hiện sự dằn vặt nội tâm của nhân vật chính, không thể trốn tránh được. Chọn B.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Nhân vật “tôi” liên tục nhắc lại những hành động đã hứa trong quá khứ nhưng không thực hiện được. Cảm giác tội lỗi thể hiện rõ qua các hình ảnh nhân hóa như: “Cái vật vô tri lại thủ thỉ nói chuyện với anh, khiển trách anh, lên án anh”,… Bao trùm lên đoạn trích là trạng thái hối hận, dằn vặt của nhân vật tôi. Chọn C.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Đoạn trích xoay quanh sự thất hứa của nhân vật “tôi” với người chiến sĩ, đồng thời là sự tự vấn lương tâm sâu sắc. Lời hứa ban đầu của nhân vật được mô tả bằng những cảm xúc chân thành và đầy nhiệt huyết: “Tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm.” Nhưng sự thất hứa không chỉ là hành động bộc phát mà xuất phát từ sự quên lãng, thờ ơ khi trở lại cuộc sống thường nhật. Điều này nhắc nhở người đọc về tầm quan trọng của việc trân trọng và thực hiện lời hứa. Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 5:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề minh họa Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án ( Đề 8)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận