Câu hỏi:
20/05/2025 33(2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”
(Trích “Hành trình của bầy ong”, Nguyễn Đức Mậu,
Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Ghi lại các từ ghép tổng hợp được sử dụng trong đoạn thơ trên
b) Qua đoạn thơ trên, em có cảm nhận gì về sự vất vả cũng như lợi ích của bầy ong đối với con người? Hình ảnh những chú ong gợi cho em liên tưởng đến những người nào trong cuộc sống quanh ta?
Quảng cáo
Trả lời:
a) (0,5 điểm) Các từ ghép tổng hợp trong đoạn văn trên là: lặng thầm, mưa nắng, vơi đầy, trời đất, đất trời, tàn phai, tháng ngày.
b) (1,5 điểm) Đoạn thơ gợi cho em cảm nhận về công việc và lợi ích của bầy ong đối với con người:
- Công việc của bầy ong là một công việc diễn ra trong thầm lặng. Bầy ong phải đối diện với hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt của “mưa nắng vơi đầy” mới chắt chịu, cần mẫn mà làm ra được mật ngọt.
- Lợi ích của bầy ong: Tặng dâng cho con người thứ mật ngọt chắt chiu từ trăm hoa, thứ mật ngọt đủ “làm say đất trời”. Trong mỗi giọt mật ngọt thơm đã lưu giữ lại cả những mùa hoa đẹp, không bị tàn phai đi theo năm tháng.
- Hình ảnh của bầy ong gợi liên tưởng đến những người lao động bình dị, chăm chỉ, lặng lẽ làm việc và cống hiến cho cuộc đời.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ?
Câu 4:
(3,0 điểm)
Thật thú vị khi được quan sát những con người chăm chỉ và hăng say lao động. Em hãy viết một đoạn văn (từ 7–10 câu) tả một người đang say mê làm việc mà em có dịp quan sát được.
Câu 5:
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
(3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“(1) Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khoẻ rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. (2) Này đây, anh bắt lấy thổi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. (3) Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. (4) Những chiếc vảy của nó bắn ra tung toé thành những tia lửa sáng rực. (5) Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.”
(Trích “Người thợ rèn”, Nguyên Ngọc,
Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Dấu hai chấm (:) trong câu (1) có tác dụng gì?
b) Câu (3) được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết nào? Chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết.
c) Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Qua các biện pháp tu từ ấy, em có cảm nhận gì về công việc của anh Thận?
Câu 6:
Cho đoạn văn:
“Màu lúa chín dưới đồng (...) lại. Nắng nhạt ngả màu (...). Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan (...) không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít (...)”
(Trích Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Tô Hoài,
Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Dòng nào nêu đúng trình tự các từ cần điền vào dấu ba chấm (...) trong đoạn văn trên?Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận