Câu hỏi:
22/05/2025 15Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Biển giấu mặt trời Sáng ra mới thả Quả cầu bằng lửa Bay trên sóng xanh
Trời như lồng bàn Úp lên đồng lúa Nhốt cả bẩy chim Đang còn mê ngủ |
Cỏ non sương đêm Trổ đầy lưỡi mắc Nắng như sợi mềm Xâu từng chuỗi ngọc
Đất vươn vai thở Thành khói la đà Trời hừng bếp lửa Xóm làng hiện ra. |
(Buổi sảng - Lam Giang, thơ chọn, NXB Thanh niên, 2010
Bài thơ tà cảnh thiên nhiên hay cành sinh hoạt của con người? Vào thời gian nào trong ngày?
Quảng cáo
Trả lời:
- Cảnh thiên nhiên.
- Vào buổi sáng.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Từ nào không cùng từ loại trong mỗi nhóm từ sau:
a. Biển, sóng, ngủ, đất, trời
b. Vươn, thở, úp, bay, khói
Lời giải của GV VietJack
a. Ngủ.
b. Khói.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Sáng >< tối/ đêm
- Thả >< nhốt/ giấuCâu 4:
Em hãy chỉ rõ những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Trời như lồng bàn
Úp lên đồng lúa
Nhốt cả bầy chim
Đang còn mê ngủ
Lời giải của GV VietJack
- So sánh: trời – lồng bàn
- Nhân hóa: úp, nhốt, mê
Câu 5:
Bài thơ có nhiều hình ành đẹp, thể hiện sự quan sát tinh tế và liên tưởng độc đáo của tác giả. Trong đó, em thích hình ảnh nào nhất? Vi sao?
Lời giải của GV VietJack
- Học sinh có thể chọn bất kì hình ảnh nào trong bài thơ nhưng cần chỉ ra được nét độc đáo trong nghệ thuật diễn đạt, đánh giá được sự cảm nhận tinh tế và liên tường độc đáo cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả. Từ đó gợi tình yêu thiên nhiên trong lòng độc giả.
Ví dụ:
+ Hình ảnh mặt trời lên trên biển: Quả cầu bằng lửa/ Bay trên sóng xanh. Phép so sánh kết hợp nhân hóa: mặt trời - quả cầu bằng lửa, gợi cho người đọc hình dung hình đáng, màu sắc của mặt trời: to, tròn, đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ, treo lơ lừng trên mặt biển như đang bay trên những làn sóng xanh biếc. Từ đó, cảm nhận được mặt biển bình minh đẹp rực rỡ, tráng lệ.
+ Hình ành ánh nắng ban mai: Nắng như sợi mềm/ Xâu từng chuỗi ngọc. Phép nhân hóa và so sánh ánh nắng - sợi mềm: gợi cho người dọc hình dùng những tia nắng ban mai mỏng manh, mềm mại như những sợi chỉ, chiếu qua những giọt sương đêm long lanh như đang xâu những chuỗi hạt ngọc. Chỉ với ánh nắng và những giọt sương mà tạo nên một bức tranh đồng quê tinh khôi, tràn đầy nhựa sống.
+ Hình ành bầu trời: Trời như lồng bàn/ Úp lên đồng lúa. Phép so sánh thật thú vị và gần gũi trời - lồng bàn. Gợi cho người cho đọc hình dung được hình dáng của bầu trời: to, tròn như một chiếc lồng bàn khổng lồ đang úp xuống chiếc mâm là cánh đồng lúa, nhốt luôn cả bầy chim nhỏ còn ngủ quên trong đó. Bức tranh thiên nhiên vốn rộng lớn trở nên gần gũi, thân thương.
+ Hình ảnh cỏ non: Có non sương đêm/ Trổ đầy lưỡi mác. Hình ảnh những cọng cỏ non uống đẫm sương đêm, vươn dậy vô cùng mạnh mẽ. Những lá cỏ được ngầm so sánh với những lưỡi mác trổ thẳng lên bầu trời, khỏe khoắn, ngập tràn sức sống ( ...)
Nếu học sinh chọn hình ảnh nhưng chỉ diễn đạt chung chung: làm cho bài thơ hay hơn hoặc sinh động, gợi cảm hơn thì cho 0,5/2,0 điểm.Câu 6:
Bải thơ khơi gợi trong em những suy nghĩ và cảm xúc gì?
Lời giải của GV VietJack
Học sinh trình bày những suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân. Có thể là cảm nhận về tác giả, về tác phẩm, về cuộc sống xung quanh được gợi lên từ bài thơ. Thí sinh có thể diễn đạt thành đoạn ngắn hay các gạch đầu dòng đều chấp nhận. Vi dụ:
- Tác giả là một người thật tài hoa, tinh tế, yêu mến và gắn bó với thiên nhiên.
- Cảm thấy yêu mến tác giả vì sự tài hoa, tinh tế, vì tình yêu thiên nhiên của ông.
- Cảm ơn tác giả vì đã sáng tác một bài thơ hay, giúp người đọc cảm nhận thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Thiên nhiên xung quanh chúng ta thật đẹp, thật đáng yêu và có sức sống vô cùng mãnh liệt.
- Cảm thấy yêu mến hơn những vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống xung quanh mình.
- Ý thức được cần giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Thấy bản thân cần dành thời gian nhiều hơn đề cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống xung quanh ( ... )
Thí sinh trình bày được từ 4 suy nghĩ hoặc cảm xúc trở lên, diễn đạt rõ, chứng tỏ được sự thấu cảm của người viết thì mới cho điểm tối đa.Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài thơ có nhiều hình ành đẹp, thể hiện sự quan sát tinh tế và liên tưởng độc đáo của tác giả. Trong đó, em thích hình ảnh nào nhất? Vi sao?
Câu 3:
Bé nghỉ hè về quê
Được theo bà đi gặt
Đồng quê, ôi thích thật
Màu nắng vàng xôn xao
Ông mặt trời trên cao
Cười toét toe sáng chói
Chị gió bay khắp lối
Trêu ghẹo bông lúa vàng ...
(Ngày mùa - Lê Huyền, invert.vn)
Từ những gợi ý ở hai khổ thơ trên, kết hợp với hiểu biết và sự liên tưởng của mình, em hãy tà lại cánh đồng lủa chín vào mùa gặt?
Câu 4:
Em hãy chỉ rõ những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Trời như lồng bàn
Úp lên đồng lúa
Nhốt cả bầy chim
Đang còn mê ngủ
Câu 5:
Từ nào không cùng từ loại trong mỗi nhóm từ sau:
a. Biển, sóng, ngủ, đất, trời
b. Vươn, thở, úp, bay, khói
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận