Câu hỏi:
22/05/2025 51Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Cho mùa xuân rực rỡ
Gió đông như lưỡi dao
Lưỡi dao làm bằng rét
Dao cứa vào nơi nào
Thì lạnh lùng phải biết.
Muôn cây xoè tán lá
Chắn gió và che thân
Còn mai tài tình quá!
Trơ cái thân trụi trần.
Này cành cao cành thấp
Này cành nhỏ cành to
Từng ngày đêm ôm ấp
Những nụ xanh hẹn hò.
Rồi một ngày đẹp tươi!
Những nụ vàng bừng nở
Tô đẹp thêm cho đời
Cho mùa xuân rực rỡ.
(Nguyễn Lãm Thắng)
Trong khổ thơ đầu, gió đông được so sánh với gì?
Quảng cáo
Trả lời:
B. Lưỡi dao.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết: “Gió đông như lưỡi dao”
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong khổ thơ đầu, gió đông có đặc điểm gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Lạnh.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết:
“Gió đông như lưỡi dao
Lưỡi dao làm bằng rét
Dao cứa vào nơi nào
Thì lạnh lùng phải biết.”
Câu 3:
Nội dung chính của khổ thơ đầu là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Tả đặc điểm của gió đông.
Hướng dẫn giải:
Khổ thơ đầu tả đặc điểm của gió đông.
Câu 4:
Khi gió đông đến, cây cối thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Xòe tán lá, chắn gió và bảo vệ thân.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết:
“Muôn cây xoè tán lá
Chắn gió và che thân”
Câu 5:
Những câu thơ sau cho biết điều gì?
Này cành cao cành thấp
Này cành nhỏ cành to
Từng ngày đêm ôm ấp
Những nụ xanh hẹn hò.
Lời giải của GV VietJack
C. Khi gió đông đến cũng là lúc nụ mai đang có những nụ xanh chuẩn bị ra hoa.
Hướng dẫn giải:
Những câu thơ trên cho biết khi gió đông đến cũng là lúc nụ mai đang có những nụ xanh chuẩn bị ra hoa.
Câu 6:
Theo người viết, điều gì làm cho mùa xuân thêm rực rỡ?
Lời giải của GV VietJack
B. Hoa mai vàng.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết:
“Rồi một ngày đẹp tươi!
Những nụ vàng bừng nở
Tô đẹp thêm cho đời
Cho mùa xuân rực rỡ.”
Câu 7:
Chọn hai câu thơ có phép nhân hóa.
Lời giải của GV VietJack
B. Còn mai tài tình quá!
D. Những nụ xanh hẹn hò.
Hướng dẫn giải:
Nhân hoá là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,... của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Câu 3:
Từ ngữ nào được lặp lại trong khổ thơ sau?
Này cành cao cành thấp
Này cành nhỏ cành to
Từng ngày đêm ôm ấp
Những nụ xanh hẹn hò.
Câu 4:
Phép điệp từ được sử dụng trong khổ thơ sau có tác dụng gì?
Này cành cao cành thấp
Này cành nhỏ cành to
Từng ngày đêm ôm ấp
Những nụ xanh hẹn hò.
Câu 5:
Từ "trông" được lặp lại trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Câu 6:
Từ "bỗng" xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ sau?
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
(Xuân Quỳnh)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 14)
Đề thi Tiếng Việt 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 6)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 15)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án ( Đề 5)
Đề thi Tiếng Việt 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận