Câu hỏi:
23/05/2025 11[...] (1) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (2) Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. (3) Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. (4) Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. (5) Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. (6) Vậy các em nghĩ sao? [...]
(Thư gửi các học sinh – Hồ Chí Minh)
1. Từ Việt Nam trong cụm từ “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” thuộc từ loại gì?
2. Câu (4) và câu (5) liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Nêu những từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
3. Theo em, tác giả đặt câu hỏi ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?
4. Ghi lại tên một văn bản em đã được học cũng là lời tâm sự với các thiêu nhi được viết vào mùa thu độc lập đầu tiên của nước nhà và cho biết tên tác giả?
5. Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa nói đến trẻ em.
Quảng cáo
Trả lời:
1. Tính từ
2. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: “các em”, Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: “đó”
3. Việc đặt câu hỏi cuối đoạn có mục đích: khơi gợi niềm tự hào được trở thành công dân một nước độc lập, sự may mắn, hạnh phúc được học một chương trình giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” và cả ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của các em thiếu nhi phải học tập tốt để xứng đáng với sự hi sinh của bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ cho nền độc lập, tự do.
4. Văn bản Trung thu độc lập của tác giả Thép Mới
5. Câu thành ngữ, tục ngữ nói đến trẻ em có sử dụng cặp từ trái nghĩa:
“Tuổi nhỏ chí lớn”
“Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
1. Từ “bay” trong đoạn thơ trên thể hiện thái độ gì của tác giả? Tìm hai từ đồng nghĩa với từ đó?
2. Gạch chân dưới từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ được trích từ đoạn thơ trên: a. na-pan, hơi độc, nhà thương, trường học
b. ai, để, và, của
3. Đoạn thơ trên có những dòng thơ ngắn kết h ợp với những dòng thơ dài chứa từ ngữ lặp lại. Cách viết đó của tác giả có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ?
4. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam?
Câu 2:
1. Viết lại các câu cầu khiến có trong đoạn trích.
2. Nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích trên nhưng lại rất quan trọng? Tình cảm của cô bé Gioan với nhân vật đó như thế nào?
3. Em hãy viết một đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của mình trước hình ảnh chú Pi -e thấy cô bé Gioan “mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi”.
Câu 3:
Nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.
A |
|
B |
Trung thành |
|
Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay một người nào đó |
Trung hậu |
|
Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi. |
Trung kiên |
|
Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. |
Trung thực |
|
Ngay thẳng, thật thà. |
Câu 4:
Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:
a. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ………………………………… trẻ cho đất nước.
b. Em sẽ cố gắng để trở thành một người ………………………………… vẹn toàn. c. Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc đã cho thấy ông là người ……………………………
d. Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ …………………………………
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Trần Đăng Ninh - Nam Định năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Trần Đăng Ninh - Nam Định năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận