Câu hỏi:

31/05/2025 733

Biểu đồ dưới cho thấy sự thay đổi của áp suất trong phổi khi hít thở.

Một người bị đuối nước nhưng kịp thời được anh cứu hộ cứu lên. Anh cứu hộ thực hiện CPR (hà hơi thổi ngạt - hồi sức tim phổi).

a) Ở giai đoạn thở vào, các cơ liên sườn co và cơ hoành dãn, làm thể tích khoang ngực mở rộng ra. 

b) Ở bước thở ra, các cơ liên sườn và cơ hoành giãn và sự đàn hồi của phổi.

c) Khi thực hiện hà hơi thổi ngạt, người cứu hộ sẽ thổi hơi vào phổi của người bị đuối nước. Quá trình tiếp nhận khí của người đuối nước hoàn toàn là một quá trình chủ động.

d) Do tính đàn hồi của phổi, phổi co lại, không khí bị đẩy ra ngoài, thể tích phổi giảm và áp suất trong phổi giảm xuống.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Sai. Vì: Ở giai đoạn thở vào, các cơ liên sườn và cơ hoành co, làm thể tích khoang ngực mở rộng ra → Tăng thể tích của phổi → Làm giảm dần áp suất bên trong phổi, tạo áp suất âm ( watercm: áp suất thấp hơn áp suất khí quyển) → Tạo động lực để không khí bên ngoài tràn vào → Không khí tràn vào làm tăng dần áp suất trong phổi đến mức bình thường ( watercm).

b) Đúng. Vì: Ở bước thở ra, các cơ liên sườn và cơ hoành giãn và sự đàn hồi của phổi (ở trạng thái bình thường, thở ra là quá trình thụ động, không có cơ nào co), làm thu hẹp thể tích khoang ngực (quay về thể tích bình thường) → Giảm thể tích của phổi (quay về thể tích bình thường) → Tăng dần áp suất trong phổi lên đến gần watercm → Đẩy không khí đi ra bên ngoài qua đường mũi → Áp suất phổi giảm dần đến mức bình thường watercm.

c) Sai. Vì: Khi thực hiện hà hơi thổi ngạt, người cứu hộ sẽ thổi hơi vào phổi của người bị đuối nước. Quá trình tiếp nhận khí của người đuối nước hoàn toàn là một quá trình thụ động, không khí tràn vào phổi, tăng thể tích phổi và tăng áp suất nên đồ thị đi lên. d) Sai. Vi: Do tính đàn hồi của phổi, phổi co lại, không khí bị đẩy ra ngoài, thể tích phổi giảm và áp suất trong phổi tăng lên (vì lúc thở ra thì giảm thể tích phổi. Khi giảm thể tích phổi thì áp suất sẽ tăng lên).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2

Sự cố định nitrogen ở vị khuẩn lam Anabaena ch diễn ra ở các tế bào dị hình (heterocyst, kí hiệu H), các tế bảo không phân chia được biệt hoá từ các tế bào sinh dưỡng (kí hiệu V) trên Hình 1. Để xác định sự liên quan giữa khả năng cố định nitrogen ở các tế bào H và sự biến đổi trên trình tự gene cố định nitrogen (nif), người ta thực hiện kĩ thuật lai Southern như sau: sử dụng cặp mồi đặc hiệu để khuếch đại gene nif từ hệ gene tế bào V và tế bào H nhờ PCR, cắt sản phẩm PCR bằng BamHI. Sau khi điện di trên gel agarose, tiến hành chuyển DNA sang màng nitrocellulose và lai với các mẫu dò X, Y hoặc Z. Sơ đồ vị trí cắt của BamHI, các mẫu dò X, Y, Z và kết quả lại Southern được mô tả ở Hình 2.

Điện di sản phẩm cắt với BamHI từ mẫu của tế bào H trên gel agarose, sau đó tinh sạch hai băng DNA kích thước ~ 9,7 kb từ bản gel. Tiếp tục cắt sản phẩm DNA tinh sạch với KpnI chỉ thu được 1 băng 9,7 kb duy nhất. Biết rằng, trong đoạn trình tự DNA này chỉ có một vị trí cắt của KpnI.

a) Nếu chỉ dựa vào X, có thể kết luận mất đoạn 9,7 kb trong đoạn 15 kb, đoạn mất đi không được nhận biết bởi mẫu dò X.

b) Xuất hiện đột biến điểm tạo ra thêm 1 điểm nhận biết của BamHI.

c) Không có đột biến xảy ra trên vùng 7,0kb của gene Z.

d) Đoạn băng kép DNA 9,7 kb có thể có cấu trúc mạch vòng.

Lời giải

Phương pháp lai Southern blot là phương pháp lai giữa DNA của tế bào với mẫu dò DNA. Phương pháp này cho phép nghiên cứu DNA của bộ gene, kiểm tra kết quả chuyển gene hoặc kiểm tra sự có mặt của một gene nào đó trong bộ gene của tế bào.

a) Đúng. Vì khi mất đoạn 9,7kb trong đoạn thì lúc đó sẽ còn lại đoạn DNA = 15kb – 9,7kb = 5,3kb. Và lúc đó, nếu dung mẫu dò X thì chỉ nhận được 2 đoạn DNA có độ dài 5,3kb. Và lúc này, trên mẫu điện di thì tế bào H và tế bào V đều chỉ có vạch DNA có độ dài 5,3kb. Vì vậy, sẽ không phát hiện ra đột biến mất đoạn 9,7kb.

b) Đúng. Vì nhìn vào các vạch DNA trên bản điện di thì chúng ta thấy khi dung mẫu dò X hoà mẫu dò Y thì ở tế bào H không xuất hiện đoạn DNA có độ dài , trong khi tế bào V thì có đoạn DNA . Điều này chứng tỏ, ở tế bào H thì đã có đột biến điểm tạo ra thêm 1 điểm nhận biết của BamHI trong đoạn . Thì khi đó đoạn sẽ chia thêm đoạn mới.

c) Sai. Vì: Không đủ căn cứ để kết luận không có đột biến xảy ra trên vùng 7,0kb của gene Z. Có thể xuất hiện đột biến điểm trong vùng , nhưng không làm thay đổi kết quả Southern blot, do không làm thay đổi các điểm cắt bởi BamHI.

d) Đúng. Vì: Đoạn băng kép DNA 9,7kb có thể có cấu trúc mạch vòng.

Giải thích: Có thể do BamHI cắt DNA tại 1 mạch tạo ra cấu trúc nick, các phân tử này có tốc độ di chuyển ~ phân tử DNA cắt hoàn toàn.

Kpnl cắt tại 1 điểm trên vùng DNA này nên chỉ sinh ra 1 băng duy nhất.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP