Câu hỏi:
01/07/2025 21
Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right).\) Từ điểm \(M\) nằm ngoài đường tròn \[\left( {O;R} \right),\] kẻ các tiếp tuyến \[MA\] và \[MB\] với đường tròn đó \[(A,{\rm{ }}B\] là các tiếp điểm) sao cho \(MA = R\sqrt 3 .\)
a) Chứng minh rằng tứ giác \(AMBO\) nội tiếp đường tròn và tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác \(MAB.\)
b) Vẽ đường thẳng \(d\) đi qua \[M\] cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại hai điểm \[P,{\rm{ }}Q\] sao cho \(P\) nằm giữa \(M\) và \(Q.\) Xác định vị trí của đường thẳng \[d\] sao cho \[MP + MQ\] đạt giá trị nhỏ nhất.
Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right).\) Từ điểm \(M\) nằm ngoài đường tròn \[\left( {O;R} \right),\] kẻ các tiếp tuyến \[MA\] và \[MB\] với đường tròn đó \[(A,{\rm{ }}B\] là các tiếp điểm) sao cho \(MA = R\sqrt 3 .\)
a) Chứng minh rằng tứ giác \(AMBO\) nội tiếp đường tròn và tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác \(MAB.\)
b) Vẽ đường thẳng \(d\) đi qua \[M\] cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại hai điểm \[P,{\rm{ }}Q\] sao cho \(P\) nằm giữa \(M\) và \(Q.\) Xác định vị trí của đường thẳng \[d\] sao cho \[MP + MQ\] đạt giá trị nhỏ nhất.
Quảng cáo
Trả lời:
a) Ta có \[MA,{\rm{ }}MB\] là các tiếp tuyến của đường tròn \(\left( O \right)\) lần lượt tại \[A\] và \[B\] nên \[MA \bot OA,{\rm{ }}MB \bot OB.\]
Xét \(\Delta OAM\) vuông tại \[A,\] theo định lí Pythagore, ta có:
\(O{M^2} = M{A^2} + O{A^2} = {\left( {R\sqrt 3 } \right)^2} + {R^2} = 4{R^2}\)
Suy ra \[OM = 2R.\]
Gọi \[I\] là giao điểm của \[\left( O \right)\] với tia \[OM,\] ta có \[OI = R\] nên \[IM = OM--OI = 2R--R = R.\]
Do đó, \[IM = IO = R\] nên \[I\] là trung điểm của \[OM.\]
Do \[\Delta OAM\] vuông tại \[A\] nên trung điểm \[I\] của cạnh huyền \[OM\] là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta OAM.\)
Do \[\Delta OBM\] vuông tại \[B\] nên trung điểm \[I\] của cạnh huyền \[OM\] là tâm đường tròn ngoại tiếp \[\Delta OBM.\]
Do đó bốn điểm \[A,{\rm{ }}M,{\rm{ }}B,{\rm{ }}O\] cùng nằm trên đường tròn \[\left( I \right)\] đường kính \[OM.\]
Vậy tứ giác \(AMBO\) nội tiếp đường tròn \[\left( I \right)\] đường kính \[OM.\]
Xét \[\Delta OAM\] vuông tại \[A,\] ta có: \(\sin \widehat {AMO} = \frac{{OA}}{{OM}} = \frac{1}{2}\). Suy ra \(\widehat {AMO} = 30^\circ .\)
Do \[MA,{\rm{ }}MB\] là hai tiếp tuyến của đường tròn \[\left( O \right)\] cắt nhau tại \[M\] nên \[MA = MB\] và \[MO\] là tia phân giác của góc \[AMB,\] suy ra \(\widehat {AMB} = 2\widehat {AMO} = 2 \cdot 30^\circ = 60^\circ .\)
Vì vậy tam giác \[AMB\] là tam giác đều có \(MA = MB = AB = R\sqrt 3 \) (1)
Theo chứng minh trên, ta có \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \[AMB.\] Tam giác đều \(MAB\) có \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp nên cũng đồng thời là tâm đường tròn nội tiếp tam giác. (2)
Từ (1), (2) suy ra đường tròn nội tiếp tam giác đều \[MAB\] cạnh \(R\sqrt 3 \) có tâm là \[I\] và bán kính là \(\frac{{R\sqrt 3 \cdot \sqrt 3 }}{6} = \frac{R}{2}.\)
b) Ta có \(\widehat {MBO} = \widehat {MBP} + \widehat {PBO} = 90^\circ \) suy ra \(\widehat {MBP} = 90^\circ - \widehat {PBO}.\) (3)
Do \(\Delta OBP\) cân tại \[O\] (vì \[OB = OP)\] nên ta có:
\(\widehat {PBO} = \widehat {BPO} = \frac{{180^\circ - \widehat {BOP}}}{2} = 90^\circ - \frac{1}{2}\widehat {BOP}.\)
Xét đường tròn \[\left( O \right)\] có \(\widehat {BQP},\,\,\widehat {BOP}\) lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung \[BP\] nên \(\widehat {BQP} = \frac{1}{2}\widehat {BOP}.\)
Do đó \(\widehat {PBO} = 90^\circ - \widehat {BQP}.\) Hay \(\widehat {BQP} = 90^\circ - \widehat {PBO}.\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat {MBP} = \widehat {BQP}.\)
Xét \(\Delta MPB\) và \(\Delta MBQ\) có:
\(\widehat {BMQ}\) là góc chung, \(\widehat {MBP} = \widehat {MQB}\)
Do đó (g.g).
Suy ra \(\frac{{MB}}{{MQ}} = \frac{{MP}}{{MB}}\) hay \[MP \cdot MQ = M{B^2} = {\left( {R\sqrt 3 } \right)^2} = 3{R^2}.\]
Lại có \[{\left( {MQ--MP} \right)^2} \ge 0\] hay \[{\left( {MQ + MP} \right)^2} \ge 4MQ \cdot MP\]
Suy ra \[{\left( {MQ + MP} \right)^2} \ge 4 \cdot 3{R^2} = 12{R^2}\]
Do đó \(MQ + MP \ge \sqrt {12{R^2}} = 2R\sqrt 3 \) (dấu “=” xảy ra khi \[MQ = MP).\]
Vậy \[MP + MQ\] đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(2R\sqrt 3 ,\) khi đó \[MQ = MP\] hay đường thẳng \[d\] đi qua \[M\] và \[A\] hoặc \[d\] đi qua \[M\] và \[B.\]
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
2.1. a) Số học sinh lớp 9D là: \(8 + 6 + 5 + 4 + 3 + 5 + 2 + 3 + 1 + 2 = 39\) (học sinh)
b) Số học sinh đi xe buýt là \(3 + 5 = 8\) (học sinh)
Do đó, xác suất để chọn được học sinh đi học bằng xe buýt là: \(\frac{8}{{39}}\).
c) Số học sinh đi học bằng xe đạp hoặc xe điện là: \(8 + 6 + 5 + 4 = 23\) (học sinh)
Do đó, xác suất để chọn được học sinh đi học bằng xe đạp hoặc xe điện là: \(\frac{{23}}{{39}}.\)
2.2. a) Đánh số các bạn nam lần lượt là \[1\,;\,\,3\,;\,\,5.\]
Đánh số các bạn nữ lần lượt là \[2\,;\,\,4\,;\,\,6.\]
Để biến cố xảy ra thì trong hai bạn được chọn phải có 1 số lẻ và một số chẵn.
Bạn thứ nhất Bạn thứ hai |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
\[\left( {1\,;\,\,1} \right)\] |
\[\left( {2\,;\,\,1} \right)\] |
\[\left( {3\,;\,\,1} \right)\] |
\[\left( {4\,;\,\,1} \right)\] |
\[\left( {5\,;\,\,1} \right)\] |
\[\left( {6\,;\,\,1} \right)\] |
2 |
\[\left( {1\,;\,\,2} \right)\] |
\[\left( {2\,;\,\,2} \right)\] |
\[\left( {3\,;\,\,2} \right)\] |
\[\left( {4\,;\,\,2} \right)\] |
\[\left( {5\,;\,\,2} \right)\] |
\[\left( {6\,;\,\,2} \right)\] |
3 |
\[\left( {1\,;\,\,3} \right)\] |
\[\left( {2\,;\,\,3} \right)\] |
\[\left( {3\,;\,\,3} \right)\] |
\[\left( {4\,;\,\,3} \right)\] |
\[\left( {5\,;\,\,3} \right)\] |
\[\left( {6\,;\,\,3} \right)\] |
4 |
\[\left( {1\,;\,\,4} \right)\] |
\[\left( {2\,;\,\,4} \right)\] |
\[\left( {3\,;\,\,4} \right)\] |
\[\left( {4\,;\,\,4} \right)\] |
\[\left( {5;{\rm{ }}4} \right)\] |
\[\left( {6\,;\,\,4} \right)\] |
5 |
\[\left( {1\,;\,\,5} \right)\] |
\[\left( {2\,;\,\,5} \right)\] |
\[\left( {3\,;\,\,5} \right)\] |
\[\left( {4\,;\,\,5} \right)\] |
\[\left( {5\,;\,\,5} \right)\] |
\[\left( {6\,;\,\,5} \right)\] |
6 |
\[\left( {1\,;\,\,6} \right)\] |
\[\left( {2\,;\,\,6} \right)\] |
\[\left( {3\,;\,\,6} \right)\] |
\[\left( {4\,;\,\,6} \right)\] |
\[\left( {5;{\rm{ }}6} \right)\] |
\[\left( {6\,;\,\,6} \right)\] |
Vì một bạn không thể được chọn 2 lần nên các ô bị gạch trong bảng không có khả năng xảy ra. Không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \left\{ {\left( {2;\,\,1} \right);\,\,\left( {3;\,\,1} \right);\left( {4;\,\,1} \right);...;\left( {5;\,\,6} \right)} \right\}\).
Không gian mẫu của phép thử có 30 phần tử.
b) Vì khả năng được chọn của các bạn là như nhau nên các kết quả của phép thử là đồng khả năng.
Có 18 kết quả thuận lợi cho biến cố là: \[\left( {2\,;\,\,1} \right)\,;\,\,\left( {4\,;\,\,1} \right)\,;\,\,\left( {6\,;\,\,1} \right)\,;\,\left( {1\,;\,\,2} \right)\,;\,\,\left( {3\,;\,\,2} \right)\,;\,\,\left( {5\,;\,\,2} \right);\,\,\left( {2\,;\,\,3} \right)\,;\]
\[\left( {4\,;\,\,3} \right)\,;\left( {6\,;\,\,3} \right)\,;\,\,\left( {1\,;\,\,4} \right)\,;\,\,\left( {3\,;\,\,4} \right)\,;\,\,\left( {5\,;\,\,4} \right)\,;\,\,\left( {2\,;\,\,5} \right)\,;\,\,\left( {4\,;\,\,5} \right)\,;\,\,\left( {6\,;\,\,5} \right)\,;\,\,\left( {1\,;\,\,6} \right)\,;\,\,\left( {3\,;\,\,6} \right)\,;\,\,\left( {5\,;\,\,6} \right).\]
Vậy xác suất của biến cố là \(P = \frac{{18}}{{30}} = \frac{3}{5}\).
Lời giải
3.1. Tứ giác \(ABCD\) nội tiếp nên \[\widehat {A\,} + \widehat C = 180^\circ \] (tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp bằng \(180^\circ ).\) Suy ra \[\widehat C = 180^\circ - \widehat {A\,} = 180^\circ - 80^\circ = 100^\circ .\] Xét \(\Delta ABD\) có \(\widehat {A\,} + \widehat {ABD} + \widehat {ADB} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác) |
![]() |
Suy ra \[\widehat {ADB} = 180^\circ - \left( {\widehat {A\,} + \widehat {ABD}} \right) = 180^\circ - \left( {80^\circ + 60^\circ } \right) = 40^\circ \].
Vì \[AD\,{\rm{//}}\,BD\] nên \[\widehat {DBC} = \widehat {ADB} = 40^\circ \] (so le trong).
Xét \(\Delta BCD\) có \(\widehat {C\,} + \widehat {CBD} + \widehat {BDC} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác)
Suy ra \(\widehat {BDC} = 180^\circ - \left( {\widehat {C\,} + \widehat {CBD}} \right) = 180^\circ - \left( {100^\circ + 40^\circ } \right) = 40^\circ .\)
3.2.
![3.1. Cho tứ giác \(ABCD\) \(\left( {AD\,{\rm{//}}\,BC} \right)\) nội tiếp đường tròn. Biết \(\widehat {A\,} = 80^\circ \) và \(\widehat {ABD} = 60^\circ .\) Góc \(BDC\) có số đo là bao nhiêu độ? 3.2. Trên mặt phẳng toạ độ \[Oxy\] cho \(A\left( { - 2;\,\, - 2} \right).\) Phép quay thuận chiều \[90^\circ \] tâm \[O\] biến điểm \[A\] thành điểm \[I.\] Khi đó, hãy tìm tọa độ của điểm \(I.\) (ảnh 3)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2025/07/blobid7-1751339254.png)
Gọi \[H\] là hình chiếu của \[A\] trên \[Ox.\] Ta có \(A\left( { - 2;\,\, - 2} \right)\) nên \[OH = AH = \left| {--2} \right| = 2.\]
Do đó \[\Delta AOH\] vuông cân tại \[H,\] nên \(\widehat {AOH} = 45^\circ .\)
Xét \[\Delta AOH\] vuông tại \[H,\] theo định lí Pythagore ta có: \[O{A^2} = O{H^2} + A{H^2}\]
Suy ra \(OA = \sqrt {O{H^2} + A{H^2}} = \sqrt {{2^2} + {2^2}} = \sqrt 8 = 2\sqrt 2 .\)
Gọi \[I\] là điểm đối xứng với \[A\] qua \[Ox,\] do đó \[I\left( {--2;{\rm{ }}2} \right).\]
Ta cũng chứng minh được \(\widehat {HOI} = 45^\circ \) và \(OI = 2\sqrt 2 .\)
Như vậy, phép quay thuận chiều \[90^\circ \] tâm \[O\] biến điểm \(A\left( { - 2;\,\, - 2} \right)\) thành điểm \[I\left( {--2;{\rm{ }}2} \right).\]
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.