Câu hỏi:
12/07/2025 42
BẾN ĐÒ NGÀY XƯA
(Anh Thơ)
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt,
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ,
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở,
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2000)
Xác định thể loại của văn bản Bến đò ngày xưa.
BẾN ĐÒ NGÀY XƯA
(Anh Thơ)
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt,
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo?
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ,
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở,
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2000)
Xác định thể loại của văn bản Bến đò ngày xưa.
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Bến đò ngày xưa !!
Quảng cáo
Trả lời:
Thể thơ bát ngôn (8 chữ)
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hãy chỉ ra những câu thơ tái hiện hình ảnh con người ở bến đò ngày mưa.
Hãy chỉ ra những câu thơ tái hiện hình ảnh con người ở bến đò ngày mưa.
Lời giải của GV VietJack
Những câu thơ tái hiện hình ảnh con người ở bến đò ngày mưa:
- Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
- Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
+ Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
- Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Câu 3:
Nhận xét cách gieo vần của tác giả trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Gieo vần chân: át - rạt, ro - ho, chợ - chở, mưa - mưa
=> Giúp liên kết các câu thơ, tạo sự hài hòa, nhịp nhàng, làm cho câu thơ dễ đi vào lòng người đọc, góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ.
Câu 4:
Bức tranh quê trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?
Bức tranh quê trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
- Toàn bộ không gian được bao phủ bởi một cơn mưa dài, làm cho cảnh vật trở nên ướt át, tiêu điều và vắng lặng: “Tre rũ rợi ven bờ”, “Chuối bơ phờ đầu bến”, “dòng sông trôi rào rạt”. Thiên nhiên hiện lên như cũng thấm mệt, buồn bã, phản chiếu tâm trạng của con người.
- Không khí sinh hoạt nơi bến quê cũng hiu hắt và chậm rãi. “Vài quán hàng không khách”, “một bác lái ghé buồm vào hút điếu”, “bà hàng sù sụ sặc hơi, ho” – tất cả đều gợi lên một nhịp sống chậm, đơn sơ và lặng lẽ. Dù vậy, vẫn thấp thoáng bóng dáng của những người dân quê tảo tần: “người đến chợ”, “thúng đội đầu như đội cả trời mưa”. Họ là điểm sáng hiếm hoi giữa bức tranh xám mờ của mưa và thời gian.
=> Tất cả những hình ảnh ấy kết hợp lại, tạo nên một bức tranh quê mùa mưa vừa nên thơ, vừa man mác buồn, đậm chất trữ tình, đặc trưng trong phong cách thơ của Anh Thơ. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc và cái nhìn đầy nhân văn với những thân phận bình dị nơi thôn quê.
Câu 5:
Nhận xét việc sử dụng từ láy của tác giả trong khổ thơ sau:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.
Nhận xét việc sử dụng từ láy của tác giả trong khổ thơ sau:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ.
Lời giải của GV VietJack
- Từ láy được sử dụng: rũ rợi, ướt át, bơ phờ, rào rạt, trơ vơ.
- Nhận xét:
+ Tác giả muốn nhấn mạnh một cách sống động sự ảm đạm, tiêu điều của khung cảnh bến đò ngày mưa. Những từ láy này gợi lên cảm giác buồn bã, lạnh lẽo, cô đơn làm nổi bật sự tĩnh lặng và hiu quạnh của không gian.
=> Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ.
Câu 6:
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ:
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo,
Vài quán hàng không khách đứng xo ro
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ:
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo,
Vài quán hàng không khách đứng xo ro
Lời giải của GV VietJack
Trong câu thơ “Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo, / Vài quán hàng không khách đứng xo ro”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (vài quán hàng không khách đứng xo ro).
- Về nghệ thuật, cách sử dụng nhân hóa kết hợp với từ láy “lạnh lẽo”, “xo ro” đã tạo nên một bức tranh sinh động, gợi cảm giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự tĩnh lặng, buồn bã của bến đò ngày mưa.
- Về nội dung, hình ảnh bến đò và quán hàng được miêu tả như có cảm xúc gợi lên không khí hiu quạnh, vắng vẻ của một ngày mưa. Cụm từ “đứng xo ro” khiến ta hình dung những quán hàng nhỏ bé, co cụm lại như đang co ro trong cái lạnh nhấn mạnh sự cô đơn và tàn tạ của không gian.
Câu 7:
Thông điệp có ý nghĩa nhất em rút ra cho bản thân từ phần trích trên là gì? Vì sao?
Thông điệp có ý nghĩa nhất em rút ra cho bản thân từ phần trích trên là gì? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Thông điệp có ý nghĩa nhất em rút ra từ đoạn trích đó là dù cuộc sống có những lúc buồn bã, tĩnh lặng nhưng trong đó vẫn ẩn chứa những giá trị sâu sắc mà ta cần biết trân trọng. Bởi chính những khoảnh khắc trầm lặng giúp con người có cơ hội suy ngẫm, nhìn lại bản thân và hiểu rõ hơn những giá trị quan trọng trong cuộc sống. Nếu chỉ có niềm vui mà không có nỗi buồn, ta sẽ không biết thế nào là hạnh phúc thực sự. Hơn nữa, ngay cả trong sự tĩnh lặng và hiu quạnh, cuộc sống vẫn mang một vẻ đẹp riêng giống như bến đò ngày mưa trong bài thơ dù vắng vẻ nhưng vẫn chất chứa nét bình dị, trầm mặc. Đặc biệt, ngay trong những hoàn cảnh buồn bã, khó khăn, con người vẫn kiên trì lao động, không ngừng vươn lên để mưu sinh. Chính sự bền bỉ ấy làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và đáng trân trọng hơn. Vì vậy, dù vui hay buồn, mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời đều có giá trị riêng giúp ta trưởng thành và biết quý trọng những điều giản dị xung quanh mình.
Câu 8:
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tấm lòng của một người con yêu quê hương tha thiết. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao?
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tấm lòng của một người con yêu quê hương tha thiết. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Em đồng tình với ý kiến trên. Vì phải thực sự có tấm lòng yêu quê tha thiết tác giả mới có thể miêu tả một bức tranh về thiên nhiên, cuộc sống của quê hương một cách chân thực, chi tiết như vậy. Đọc bài thơ ta có thể thấy tác giả bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những người dân ở bến đò lúc trời mưa.
Câu 9:
Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về vai trò của kỉ niệm đối với cuộc sống con người?
Từ bài thơ, em có suy nghĩ gì về vai trò của kỉ niệm đối với cuộc sống con người?
Lời giải của GV VietJack
Kỉ niệm có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Bởi cuộc đời là một cuộc hành trình dài, ta được gặp gỡ nhiều người, trải qua nhiều thăng trầm, tất cả điều này tạo thành những kỉ niệm khó phai. Nhờ có kỉ niệm mà tâm hồn con người thêm phong phú, nhiều niềm vui, nỗi buồn. Kỉ niệm trở thành một điểm tựa tinh thần vững chắc, là động lực, niềm tin giúp ta bước tiếp.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Bến đò ngày xưa” của Anh Thơ.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Anh Thơ: Một trong những cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới, nổi bật với phong cách trữ tình – hiện thực, giàu chất nữ tính.
- Giới thiệu bài thơ “Bến đò ngày xưa”: Một bài thơ giản dị mà sâu sắc, tái hiện khung cảnh làng quê trong ngày mưa với nỗi buồn tĩnh lặng, thấm đẫm cảm xúc nhân văn.
- Dẫn dắt vào vấn đề: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi thôn quê qua cái nhìn tinh tế của nữ sĩ.
* Thân bài:
a. Bức tranh thiên nhiên trong ngày mưa quê
- Cảnh vật hiện lên với những hình ảnh thân quen: tre, chuối, dòng sông, thuyền…
- Không gian mưa buồn, u ám:
+ “Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át”
+ “Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa”
+ “Dòng sông trôi rào rạt, con thuyền trơ vơ”
→ Nghệ thuật miêu tả sinh động, tạo nên một không gian trầm lặng, đượm nỗi cô đơn, vắng vẻ.
b. Hình ảnh con người thôn quê trong ngày mưa
- Con người xuất hiện thưa thớt, ít ỏi và trầm mặc:
+ “Quán hàng không khách”, “bác lái hút điếu”, “bà hàng ho sù sụ”
+ Người đi chợ “đội cả trời mưa”
- Những hành động giản dị mà gợi bao nhọc nhằn: chống mưa, chịu lạnh, lặng lẽ mưu sinh.
→ Hình ảnh chân thực, đời thường, bộc lộ sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với đời sống người dân quê nghèo.
c. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi.
- Sử dụng nhiều từ láy giàu tính biểu cảm: rũ rợi, bơ phờ, rào rạt, xo ro, sù sụ.
- Nhịp thơ nhẹ nhàng, đều đặn, phù hợp với không khí trầm lắng, buồn tẻ.
- Giọng điệu trầm lặng, cảm thương, đậm chất nữ tính.
→ Bút pháp trữ tình – hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn, tạo nên sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Không chỉ tả cảnh ngày mưa, mà còn nói lên đời sống thôn quê lam lũ và vẻ đẹp của sự lặng thầm, kiên cường.
- Đánh giá: “Bến đò ngày xưa” tiêu biểu cho phong cách thơ Anh Thơ – trữ tình, nhẹ nhàng nhưng giàu chất nhân văn, góp phần khắc họa chân thực vẻ đẹp quê hương Việt Nam thời xưa.
Bài văn tham khảo
Bài thơ “Bến đò ngày xưa” của Anh Thơ là một bức tranh quê tiêu biểu, thể hiện rõ nét phong cách trữ tình – hiện thực đằm thắm, dịu dàng nhưng không kém phần sâu sắc của nữ sĩ. Qua hình ảnh bến đò trong một ngày mưa, tác giả không chỉ tái hiện được vẻ đẹp bình dị của làng quê Bắc Bộ mà còn gửi gắm những cảm xúc về nỗi cô quạnh, sự tĩnh lặng và đời sống nhọc nhằn của con người nơi thôn dã.
Mở đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên hiện ra qua những hình ảnh giản dị mà gợi cảm: “Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át / Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa”. Các từ ngữ như “rũ rợi”, “ướt át”, “bơ phờ” vừa miêu tả chính xác trạng thái vật thể dưới mưa, vừa gợi cảm giác mệt mỏi, héo úa, gợi liên tưởng đến chính tâm trạng của con người trong cảnh sắc ấy. Dòng sông cũng trôi “rào rạt”, con thuyền thì “đậu trơ vơ”, gợi nên một khung cảnh tịch liêu, đơn độc, nơi vắng bóng sự sống và niềm vui. Mưa ở đây không chỉ là hiện tượng thiên nhiên mà còn là không khí trầm buồn bao trùm cả không gian.
Không chỉ có thiên nhiên, bài thơ còn khắc họa con người – những con người thôn quê bình dị nhưng chất chứa biết bao nhọc nhằn trong cuộc sống thường nhật. Trên bến, “vài quán hàng không khách đứng xo ro”, “một bác lái hút điếu”, “bà hàng ho sù sụ”. Mọi chuyển động đều chậm rãi, lặng lẽ, mang màu sắc ảm đạm. Hình ảnh người đi chợ “đội đầu như đội cả trời mưa” là một ẩn dụ ấn tượng: vừa gợi sự vất vả, vừa như gồng gánh cả trời đất trong đời sống thường nhật. Những chi tiết chân thực ấy thể hiện cái nhìn đầy cảm thông của nhà thơ với những phận người thôn quê, nhỏ bé và âm thầm chịu đựng.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ trước hết nằm ở việc sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mà giàu sức gợi. Câu thơ ngắn, nhịp thơ đều đặn kết hợp với những hình ảnh quen thuộc như tre, chuối, thuyền, quán hàng… đã tạo nên một bức tranh quê gần gũi, đậm hồn dân tộc. Ngoài ra, việc sử dụng các từ láy như “rũ rợi”, “bơ phờ”, “rào rạt”, “xo ro”, “sù sụ” không chỉ tăng tính nhạc cho câu thơ mà còn diễn tả chính xác cảm giác lạnh lẽo, buồn tẻ và u ám của không gian trong mưa. Giọng điệu trầm lắng, giàu chất suy tư, đầy trắc ẩn làm nổi bật chất nữ tính trong thơ Anh Thơ – một giọng thơ luôn dịu dàng, sâu lắng và hướng về cuộc sống đời thường.
“Bến đò ngày xưa” không chỉ là một bức tranh quê giữa ngày mưa mà còn là lời tự sự thầm thì của tác giả về những nỗi niềm lắng sâu trong tâm hồn. Qua đó, ta cảm nhận được một tình yêu tha thiết với làng quê, với những con người lam lũ, bình dị. Với giọng thơ giàu chất trữ tình và bút pháp hiện thực tinh tế, Anh Thơ đã để lại một tác phẩm đậm chất dân gian, đậm chất nhân văn, góp phần khẳng định vị trí đặc biệt của bà trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bến đò ngày mưa (Anh Thơ).
- Hệ thống ý:
+ Nội dung đặc sắc
. Bức tranh quê mùa mưa hiu hắt, trầm lặng: cảnh vật “tre rũ rợi”, “chuối bơ phờ”, dòng sông “rào rạt” – gợi cảm giác tiêu điều, lạnh lẽo.
. Con người xuất hiện lặng lẽ, tảo tần: người bán hàng “xo ro”, bác lái “hút điếu”, bà hàng “sặc hơi, ho” – biểu hiện nhịp sống chậm rãi, nhọc nhằn.
. Cuộc sống nông thôn nghèo khó nhưng thấm đẫm tình người và sự kiên cường: bóng dáng người đi chợ “đội cả trời mưa” gợi sự lam lũ nhưng bền bỉ.
+ Nghệ thuật đặc sắc
. Tả cảnh sinh động, chân thực, giàu chất tạo hình.
. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, nhưng giàu sức gợi cảm và biểu cảm.
. Giọng điệu trầm lắng, thấm buồn, mang đậm phong cách thơ nữ giai đoạn đầu thế kỷ XX.
. Sử dụng hình ảnh và âm thanh (tiếng mưa, dòng sông, hơi ho,...) tạo chiều sâu xúc cảm.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Trình bày rõ đánh giá về nét đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Bến đò ngày xưa” của Anh Thơ là một bức tranh quê mùa mưa thấm đẫm nỗi buồn, được khắc họa bằng cảm quan tinh tế và giọng thơ đầy trữ tình. Qua hình ảnh “tre rũ rợi”, “chuối bơ phờ”, “dòng sông trôi rào rạt”, tác giả đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên ẩm ướt, lặng lẽ và đượm nỗi cô đơn. Con người trong thơ hiện lên cũng mỏi mệt và nhọc nhằn: bác lái hút điếu lặng lẽ, bà hàng ho sù sụ, người đi chợ “đội cả trời mưa”… Tất cả như chìm trong một nhịp sống chậm rãi, lặng thầm giữa mưa gió cuộc đời. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ nằm ở cách sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh gần gũi và giọng điệu trầm buồn, nhẹ nhàng. Anh Thơ không chỉ tả cảnh mà còn gợi tình, khiến người đọc cảm nhận được sự vắng lặng của không gian và cả nỗi cô quạnh của những phận người nơi thôn quê. Bài thơ là một minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình của nữ sĩ Anh Thơ – sâu lắng, dịu dàng mà đầy ám ảnh.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.