Câu hỏi:

12/07/2025 15

Em hãy chỉ ra và phân tích một hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Hình ảnh: “Chim ri mách lúa vàng chín rộ / Tu hú kêu vải đỏ trùm cây”.

+ Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp – báo hiệu mùa no ấm, cũng chính là cách tác giả bày tỏ niềm vui mừng, biết ơn và xúc động trước sự thay đổi của bản làng nhờ công lao của Bác Hồ.

+ Thiên nhiên như cũng chung vui với con người trong ngày sinh nhật Bác (19-5) – “nắng đầy tiếng chim” là biểu hiện cho không khí rộn ràng, hân hoan.

+ Tác giả dùng thiên nhiên làm biểu tượng cho sự đổi đời, từ nghèo khó sang đủ đầy, từ im ắng sang sôi động, phản ánh sự chuyển mình của đất nước và lòng biết ơn sâu sắc với lãnh tụ.

=> Hình ảnh “chim ri mách lúa, tu hú kêu vải” không chỉ miêu tả cảnh vật mùa màng mà còn mang tính biểu tượng cho niềm hạnh phúc, sự hồi sinh và lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác Hồ. Thiên nhiên trong thơ Chế Lan Viên trở thành tiếng lòng của nhân dân miền núi, vừa mộc mạc, vừa sâu sắc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát.

Lời giải

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Bữa cơm thường trong bản nhỏ” của Chế Lan Viên.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Chế Lan Viên: cây bút tài năng, từng sáng tác nhiều tác phẩm tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

- Giới thiệu bài thơ “Bữa cơm thường trong bản nhỏ”: được sáng tác tháng 5-1954, phản ánh chân thực sự đổi đời của đồng bào miền núi nhờ ánh sáng cách mạng và công lao của Bác Hồ.

- Nêu khái quát vấn đề nghị luận: Bài thơ là bản hòa ca hạnh phúc của nhân dân trước những đổi thay lớn lao từ đói khổ sang no ấm, đồng thời thể hiện tình cảm biết ơn sâu sắc với Bác Hồ và cách mạng.

* Thân bài:

- Bức tranh thiên nhiên và đời sống nghèo khó trước cách mạng

+ Thiên nhiên vùng núi hiện lên gần gũi, tươi đẹp nhưng quạnh quẽ:

“Quê em nhỏ bốn bên khe suối”

“Chim tới chim lui”, “trái sim rơi”, “trái mơ non quả tròn quả méo”

+ Cuộc sống thiếu thốn, nghèo nàn và cam chịu:

“Đời em như cỏ héo tứ mùa”

“Đầu mùa bới củ thay cơm / Cuối mùa nấu đọt măng nguồn thay khoai”

Ẩn dụ “con vua thì họ làm vua…” phản ánh sự bất công và nỗi buồn thân phận của người dân nghèo.

- Sự đổi đời tươi sáng từ khi có Bác và cách mạng

+ Cuộc sống được cải thiện rõ rệt:

“Bát cơm no tháng tám ngày ba”, “cơm thơm ăn với cá kho”

Hình ảnh giản dị, đời thường nhưng chứa chan niềm vui của no đủ.

+ Sự chuyển mình về tinh thần, tri thức, và xã hội:

Có quần áo, có hội xuân, có lớp học bình dân

“Người thêm khôn, đất mọc thêm hoa”: cuộc sống phát triển cả vật chất và tinh thần.

Niềm vui lan tỏa khắp núi rừng: “Chim khôn chim múa chim ca”.

- Tình cảm biết ơn sâu sắc và niềm hạnh phúc lớn lao

+ Lòng biết ơn Bác Hồ chân thành, xúc động:

“Công đức Bác Hồ, bản nhớ nghìn năm”

So sánh cảm động: “Bản em có Bác như nhà có trăng”

+ Tình quân dân gắn bó, hòa quyện:

Cảnh “nấu bữa cơm thường” để “thết anh cán bộ” thể hiện sự trân quý, lòng hiếu khách và biết ơn người cách mạng.

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Bài thơ thể hiện sinh động quá trình đổi đời của đồng bào dân tộc thiểu số dưới ánh sáng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ.

+ Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, giọng thơ chân thành gợi nhiều xúc cảm.

- Liên hệ bản thân:

+ Bài thơ gợi nhắc thế hệ trẻ hôm nay phải biết trân trọng những gì đang có, biết ơn những người đã hi sinh vì độc lập – tự do – ấm no cho dân tộc.

Bài văn tham khảo

Bữa cơm thường trong bản nhỏ là một bài thơ giản dị nhưng đầy cảm xúc của nhà thơ Chế Lan Viên, được sáng tác vào tháng 5 năm 1954 – thời điểm chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội đang làm rung chuyển cả đất nước. Bài thơ không chỉ là lời tri ân tha thiết gửi đến Bác Hồ và cách mạng, mà còn là một bản ghi chép chân thực, xúc động về sự đổi đời của đồng bào miền núi sau khi ánh sáng cách mạng soi rọi tới từng khe suối, đỉnh đồi.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng đượm buồn. Trong bức tranh ấy, cuộc sống của người dân hiện lên kham khổ, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần: “Đời em như cỏ héo tứ mùa”. Câu thơ ngắn nhưng hàm chứa cả một kiếp người đói nghèo, cam chịu. Cảnh vật thì heo hút, cô liêu: “Người vắng qua, chim tới chim lui”, đến vui buồn cũng phải tự tìm lấy bằng việc “nhặt trái sim rơi”. Thức ăn chỉ là “bới củ thay cơm”, “đọt măng nguồn thay khoai”. Những hình ảnh đó khiến ta xót xa trước hoàn cảnh cơ cực, lam lũ của những con người nơi rừng sâu núi thẳm, và cũng cho thấy tấm lòng cảm thông sâu sắc của tác giả.

Thế nhưng, từ khi có cách mạng, có Bác Hồ, cuộc sống của bản nhỏ như bừng sáng. Tác giả gọi sự thay đổi ấy là một “cuộc đời chợt sáng”, mang đến “bát cơm no tháng tám ngày ba”, “cơm thơm ăn với cá kho”. Những hình ảnh mộc mạc, dân dã ấy chính là minh chứng rõ rệt nhất cho hạnh phúc giản dị của người dân khi được no đủ. Không chỉ là bữa ăn, đó còn là sự đổi thay toàn diện: có áo quần, có hội xuân, có lớp học, có kiến thức, có mùa màng trù phú. “Người thêm khôn, đất mọc thêm hoa” là cách nói đầy hình ảnh để diễn tả sự thay da đổi thịt của một vùng quê nghèo nhờ vào ánh sáng cách mạng và sự lãnh đạo của Bác.

Xuyên suốt bài thơ là tình cảm biết ơn sâu sắc và chân thành dành cho Bác Hồ. Hình ảnh “bản em có Bác như nhà có trăng” là một so sánh đẹp và cảm động, thể hiện vai trò to lớn của Bác trong cuộc sống của người dân – như vầng trăng chiếu sáng đêm tối, mang lại ấm áp và hy vọng. Càng xúc động hơn khi người dân “nấu bữa cơm thường” để “thết anh cán bộ lên mường giúp dân” – một bữa cơm không phải cao lương mỹ vị, nhưng đầy ắp tình nghĩa, là biểu tượng của tình quân dân keo sơn, thắm thiết.

Với lời thơ dung dị, hình ảnh đời thường mà giàu sức gợi, Chế Lan Viên đã viết nên một bản tình ca sâu lắng về sự đổi đời, về lòng biết ơn và về niềm hạnh phúc giản đơn của những con người từng đói khổ. Bài thơ không chỉ là một khúc ca chiến thắng, mà còn là lời nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay hãy trân trọng những gì mình đang có, giữ gìn những giá trị mà cha ông đã hi sinh để giành lại, và sống xứng đáng với tình thương yêu mà Bác Hồ đã dành cho nhân dân suốt cuộc đời.

Câu 3

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về trích đoạn từ dòng thơ 13 đến dòng thơ 28 trong bài thơ "Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ” của tác giả Chế Lan Viên.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP