Câu hỏi:
12/07/2025 197
CẢM ƠN ĐẤT NƯỚC
(Huỳnh Thanh Hồng)
Tôi chưa từng đi qua chiến tranh
Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống
Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.
Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao
Thả cánh diều bay
Lội đồng hái bông súng trắng
Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.
Tôi lớn lên từ những khúc dân ca
Khoan nhặt tiếng đờn kìm
Ngân nga sáo trúc
Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể
Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.
Thời gian qua
Xin cám ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát
Còn vọng vang với những câu Kiều
Trong từng ngần ấy những thương yêu
Tiếng mẹ ru hời
Điệu hò thánh thót
Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người
Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.
(Huỳnh Thanh Hồng, Bến quê, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2006, tr.169)
Bài thơ Cảm ơn đất nước được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
CẢM ƠN ĐẤT NƯỚC
(Huỳnh Thanh Hồng)
Tôi chưa từng đi qua chiến tranh
Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống
Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.
Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao
Thả cánh diều bay
Lội đồng hái bông súng trắng
Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.
Tôi lớn lên từ những khúc dân ca
Khoan nhặt tiếng đờn kìm
Ngân nga sáo trúc
Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể
Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.
Thời gian qua
Xin cám ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát
Còn vọng vang với những câu Kiều
Trong từng ngần ấy những thương yêu
Tiếng mẹ ru hời
Điệu hò thánh thót
Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người
Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.
(Huỳnh Thanh Hồng, Bến quê, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2006, tr.169)
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Cảm ơn đất nước !!
Quảng cáo
Trả lời:
– Thể thơ: Tự do
– PTBĐ: Biểu cảm
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong khổ thơ 2, tác giả nhắc đến những hình ảnh nào của quê hương?
Lời giải của GV VietJack
Những hình ảnh của quê hương (khổ 2): rẫy mía, bờ ao, cánh diều, bông súng trắng, mẹ.
Câu 3:
Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình bóng quê hương qua thời gian.
Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình bóng quê hương qua thời gian.
Lời giải của GV VietJack
– Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình bóng quê hương qua thời gian: rẫy mía, bờ ao, cánh diều, bông súng trắng, khúc dân ca, đêm Trung thu, lúa reo, sóng hát, điệu hò với những thanh âm dân tộc thân quen, lời ru của mẹ, vang vọng câu Kiều sau sửa nghe bà kể.
Câu 4:
Theo em, tại sao tác giả lại viết: Tôi lớn lên từ những khúc dân ca? Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Theo em, tại sao tác giả lại viết: Tôi lớn lên từ những khúc dân ca? Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
– Tác giả viết như vậy vì: những khúc hát dân ca, từ rất lâu đã được các bà, các mẹ và các chị sử dụng làm những lời ru ngọt ngào, sâu lắng.
– Em đồng ý với lời thơ của tác giả bởi vì theo năm tháng, những khúc hát dân ca luôn tồn tại cùng lời ru của bà, của mẹ, của chị. Cùng với những lời ru ngọt ngào, sâu lắng, mỗi người con, cháu cùng em đã được lớn lên về tâm hồn để cảm nhận được tình yêu thương và chăm sóc của bà, của mẹ và của chị.
Câu 5:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.”
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.”
Lời giải của GV VietJack
– Biện pháp tu từ: so sánh
– Biểu hiện: Đất nước – sáng ngời – như vầng trăng vành vạnh.
– Tác dụng:
+ Nhấn mạnh: Vẻ đẹp về sự kiên cường, bất khuất, sức sống bất diệt của Đất nước. Vượt qua bao khó khăn thời chiến tranh, vậy mà quê hương, Đất nước vẫn đẹp, vẫn vẹn nguyên những nét đẹp văn hóa, truyền thống của dân tôc.
+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn
+ Thể hiện niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
Câu 6:
Câu thơ sau gợi cho anh, chị những suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ?
“Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.”
Câu thơ sau gợi cho anh, chị những suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ?
“Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.”
Lời giải của GV VietJack
Qua câu thơ:
“Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.”
– Ta thấy rõ sự vất vả, hi sinh của người mẹ, mẹ dãi dầu mưa nắng, lặn lội quãng vắng đồng xa, tất cả sự hi sinh thầm lặng đó để nuôi con khôn lớn. Hình ảnh người mẹ tuyệt đẹp, sống vì con mà không màng đến bản thân, mẹ vất vả nhưng mẹ vẫn ngân nga ầu ơ câu hát ru để con được lớn lên mà không quên tiếng ru ấy, tiếng ru ấy như in sâu vào tiềm thức nhắc nhở con rằng hãy tự hào về đất nước mình, trân quý giá trị văn hóa được lưu giữ bao đời nay.
Câu 7:
Chi tiết “những câu Kiều … Tiếng mẹ ru hời / Điệu hò thánh thót” trong bài thơ gợi lên điều gì về giá trị văn hóa dân tộc?
Chi tiết “những câu Kiều … Tiếng mẹ ru hời / Điệu hò thánh thót” trong bài thơ gợi lên điều gì về giá trị văn hóa dân tộc?
Lời giải của GV VietJack
- Hình ảnh "những câu Kiều … Tiếng mẹ ru hời / Điệu hò thánh thót" thể hiện sự gắn bó bền chặt của con người Việt Nam với truyền thống văn hóa dân tộc.
- Những giá trị văn hóa như Truyện Kiều, tiếng ru, điệu hò không chỉ là kỉ niệm tuổi thơ mà còn là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Câu 8:
Bài thơ đã giúp em hiểu thêm gì về đất nước? Là công dân tương lai của đất nước, em cần phải làm gì?
Bài thơ đã giúp em hiểu thêm gì về đất nước? Là công dân tương lai của đất nước, em cần phải làm gì?
Lời giải của GV VietJack
Học sinh tự do chia sẻ cảm nhận của mình nhưng phải bám sát bài thơ.
Ví dụ:
– Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết với cuộc sống mỗi người như: rẫy mía, bờ ao, cánh đồng, khúc hát dân ca, lời ru của mẹ, những câu ca dao, Truyện Kiều, điệu hò, đêm Trung thu, là sự thật lịch sử chiến tranh, là những con người ngã xuống hy sinh cho đất nước,… Đất nước còn là quá khứ hào hùng của dân tộc và mãi sáng trong hiện tại và tương lai. Tất cả tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần cho đất nước.
– Là công dân tương lai của đất nước, trước hết chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn những giá trị của đất nước, sau đó phải có những suy nghĩ, hành động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Câu 9:
Nếu được giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống về văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam cho bạn bè quốc tế, em sẽ chọn yếu tố nào để nói đến? Vì sao?
Nếu được giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống về văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam cho bạn bè quốc tế, em sẽ chọn yếu tố nào để nói đến? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
- Học sinh tự do lựa chọn giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc về văn học nghệ thuật dân gian (kiệt tác văn học; các làn điệu dân ca: quan họ, cải lương, chèo, hò…; nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, múa rối nước…) và trình bày quan điểm cá nhân, miễn hợp lí, thuyết phục.
- Có thể lí giải vì sao theo gợi ý sau: Những di sản này không chỉ thể hiện tâm hồn người Việt mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về lịch sử và tư duy nghệ thuật của dân tộc ta.
Câu 10:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Cảm ơn đất nước” (Huỳnh Thanh Hồng) ở phần đọc hiểu.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Cảm ơn đất nước” (Huỳnh Thanh Hồng) ở phần đọc hiểu.
Lời giải của GV VietJack
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Cảm ơn đất nước” – Huỳnh Thanh Hồng.
- Hệ thống ý:
+ Thể thơ tự do linh hoạt, giúp diễn tả cảm xúc một cách tự nhiên, chân thành.
+ Nhịp điệu nhẹ nhàng, tha thiết, phù hợp với nội dung hoài niệm về quê hương.
+ Hình ảnh thơ vừa giản dị, gần gũi (rẫy mía, bờ ao, cánh diều…), vừa giàu tính biểu tượng (“thân cò”,“bông súng trắng”, “tiếng mẹ ru hời”) gợi lên những nét đẹp bình dị của quê hương, đồng thời thể hiện sự hi sinh, tảo tần của người mẹ. Hình ảnh “khúc dân ca, câu Kiều, tiếng ru, điệu hò…” không chỉ thể hiện vẻ đẹp văn hóa mà còn khơi gợi lòng tự hào dân tộc.
+ Biện pháp tu từ đảo ngữ (Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng / Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa”), điệp ngữ (“Tôi lớn lên”, “Tiếng mẹ ru”) giúp cách diễn đạt trở nên ngân nga, giàu sức biểu cảm.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Cảm ơn đất nước” của Huỳnh Thanh Hồng có nhiều nét đặc sắc nghệ thuật góp phần làm nổi bật tình cảm chân thành, sâu sắc của người con đối với quê hương, đất nước. Trước hết, bài thơ sử dụng thể thơ tự do với ngôn ngữ bình dị, gần gũi như lời trò chuyện tâm tình, giúp người đọc dễ dàng đồng cảm. Hình ảnh trong thơ giản dị nhưng giàu sức gợi như “rẫy mía, bờ ao”, “diều bay”, “sóng hát”, “tiếng mẹ ru hời”… gợi lên một không gian làng quê yên bình, thân thuộc, nơi nuôi dưỡng tuổi thơ và tâm hồn mỗi con người. Ngoài ra, phép điệp và liệt kê được sử dụng linh hoạt (“Tôi lớn lên từ…”, “còn vọng vang…”) tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, đồng thời khắc họa đậm nét quá trình trưởng thành của cái “tôi” trong dòng chảy văn hóa và lịch sử dân tộc.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Cảm ơn đất nước” của Huỳnh Thanh Hồng.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Cảm ơn đất nước” của Huỳnh Thanh Hồng.
- Khẳng định đây là bài thơ mang đậm tình yêu quê hương, lòng biết ơn đất nước, được thể hiện bằng giọng điệu trầm lắng, cảm xúc chân thành.
* Thân bài:
- Cảm xúc biết ơn sâu sắc với những người đã hy sinh vì đất nước
+ Mở đầu bài thơ, tác giả thừa nhận mình sinh ra sau chiến tranh, không trải qua bom đạn:
“Tôi chưa từng đi qua chiến tranh / Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống”
+ Tuy không chứng kiến trực tiếp, nhưng tác giả vẫn cảm nhận được những đau thương mà dân tộc từng trải qua.
+ Thể hiện lòng biết ơn chân thành với những thế hệ đi trước, những người đã giữ gìn nền độc lập cho quê hương.
- Tuổi thơ gắn bó với làng quê, thiên nhiên và tình mẫu tử
+ Miêu tả tuổi thơ lớn lên giữa thiên nhiên thanh bình, mộc mạc:
“rẫy mía, bờ ao”, “diều bay”, “lội đồng hái bông súng trắng”
+ Gắn bó với hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ:
“Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng / Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa”
+ Thể hiện tình yêu quê hương bắt nguồn từ tình cảm gia đình, từ sự nuôi dưỡng âm thầm mà sâu sắc của người mẹ.
- Gắn bó với truyền thống văn hóa dân tộc
+ Tác giả lớn lên trong không gian văn hóa đậm đà bản sắc:
“những khúc dân ca”, “tiếng đờn kìm”, “sáo trúc”, “bà kể chuyện chú Cuội”
+ Đó là những giá trị tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn, kết nối với truyền thống và cội nguồn dân tộc.
- Tình yêu, lòng biết ơn đối với đất nước
+ Lời cảm ơn đất nước được thốt lên giản dị mà xúc động:
“Xin cảm ơn đất nước / Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát”
+ Hình ảnh đất nước hiện lên đầy sức sống và thi vị: lúa reo, sóng hát, câu Kiều, tiếng ru, điệu hò…
+ Kết thúc bằng hình ảnh biểu tượng đẹp đẽ:
“Đất nước của tôi ơi! / Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh”
=> Khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu, tròn đầy và thiêng liêng của đất nước.
- Nghệ thuật thể hiện
+ Thể thơ tự do, phóng khoáng, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên.
+ Hình ảnh bình dị, gần gũi, đậm chất dân gian.
+ Giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, sâu sắc.
+ Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giàu tính biểu cảm.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Bài thơ là lời tri ân đầy xúc động đối với quá khứ, với những con người bình dị đã làm nên đất nước, gợi nhắc mỗi người biết sống biết ơn, yêu quê hương đất nước bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hôm nay.
Bài văn tham khảo
Cảm ơn đất nước là một bài thơ xúc động của nhà thơ Huỳnh Thanh Hồng, thể hiện niềm biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Tổ quốc. Tác phẩm không chỉ khắc họa hành trình trưởng thành của một con người trong lòng đất nước mà còn là lời tri ân thầm lặng dành cho những thế hệ đi trước đã hy sinh vì hòa bình hôm nay. Với ngôn ngữ giản dị và hình ảnh gần gũi, bài thơ làm nổi bật tình yêu quê hương đất nước được nuôi dưỡng từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ thành thực thừa nhận mình sinh ra và lớn lên trong thời bình, chưa từng trải qua chiến tranh:
“Tôi chưa từng đi qua chiến tranh
Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống”
Tuy không trực tiếp chứng kiến những mất mát, đau thương của dân tộc, nhưng ông vẫn cảm nhận được tầm vóc to lớn của những hy sinh trong quá khứ. Câu thơ như một lời nhắc nhở về sự biết ơn dành cho những người đã ngã xuống để gìn giữ quê hương. Chính sự khiêm nhường đó khiến cho cảm xúc của bài thơ trở nên chân thành và lắng đọng.
Tiếp theo, tác giả khắc họa tuổi thơ gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và những hình ảnh quen thuộc của làng quê: “rẫy mía, bờ ao”, “cánh diều bay”, “bông súng trắng”. Những kỷ niệm ấy không chỉ là không gian sống mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt, hình ảnh người mẹ hiện lên tảo tần, vất vả:
“Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa”
Qua đó, bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời nhấn mạnh rằng tình yêu quê hương đất nước bắt đầu từ những điều giản dị và gần gũi nhất: từ bàn tay mẹ, bờ ruộng, dòng sông…
Bên cạnh tình cảm gia đình, tác giả còn gợi lên không gian văn hóa truyền thống đặc sắc: “khúc dân ca”, “đờn kìm”, “sáo trúc”, “bà kể chuyện chú Cuội”. Đó là những giá trị tinh thần đã thấm vào máu thịt, tạo nên nền tảng bản sắc văn hóa dân tộc. Chính âm hưởng của những giá trị này đã giúp hình thành trong tâm hồn con người Việt một tình yêu đất nước bền bỉ và sâu đậm.
Đặc biệt, lời tri ân đất nước được thốt lên đầy xúc động và biết ơn:
“Xin cảm ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát”
Tổ quốc hiện lên không chỉ là nơi chốn yêu thương, mà còn là biểu tượng của sự sống, sự hồi sinh và bình yên. Dù đã trải qua chiến tranh khốc liệt, đất nước vẫn “lúa reo, sóng hát”, vẫn nuôi dưỡng con người bằng “tiếng mẹ ru hời”, “điệu hò thánh thót”. Hình ảnh kết thúc bằng vầng trăng tròn đầy:
“Đất nước của tôi ơi!
Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.”
Đó là biểu tượng của vẻ đẹp trọn vẹn, của niềm tự hào và tình yêu vĩnh cửu.
Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ tự do, giọng điệu trầm lắng, tha thiết. Hình ảnh giản dị, gần gũi, đậm chất dân gian. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, nhưng thấm đẫm cảm xúc và chiều sâu tư tưởng.
Tóm lại, “Cảm ơn đất nước” là một lời tri ân lặng lẽ mà đầy tha thiết của một người con lớn lên trong lòng dân tộc. Bài thơ gợi nhắc mỗi chúng ta hãy luôn biết ơn nguồn cội, yêu quý những điều bình dị nhất của quê hương, và sống xứng đáng với những gì đất nước đã hy sinh, vun đắp.
Lời giải
Những hình ảnh của quê hương (khổ 2): rẫy mía, bờ ao, cánh diều, bông súng trắng, mẹ.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.