Câu hỏi:
13/07/2025 59
CHUNG NGHĨA ĐỒNG BÀO
(Trương Ngọc Ánh)
Bao sinh linh oan trong sóng dữ
Mắt ngườii bầm chớp giật mưa chan
Bao thảm cảnh trời nghiêng núi lờ
Biết mấy đau thương ập xuống cơ hàn
Những phận người trôi theo bọt lũ Sóng Thủy Tinh cuộn đỏ Hồng Hà
Những mái ấm bỗng vùi trong lòng đất Miền Bắc đau khi bão tố tràn qua
Vâng là nỗi đau quặn thắt
Ơi bí bầu chung núm ruột liền nhau
Một miếng sẻ chia tình đồng bào cao cả
Nối vòng tay bắc lại nhịp cầu
Cơn ẩm lạnh thầm vào tình dân tộc
Ngựa chung tàu đâu quản buổi gian nan
Tình ruột thịt vỗ về nhân ai
Chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam.
(Báo Mới trang thông tin điện tử 11/9/2024 - Những trang thơ xúc động viết về cơn bão Yagi)
Xác định thể thơ của bài thơ Chung nghĩa đồng bào và dấu hiệu nhận biết của thể thơ đó.
CHUNG NGHĨA ĐỒNG BÀO
(Trương Ngọc Ánh)
Bao sinh linh oan trong sóng dữ
Mắt ngườii bầm chớp giật mưa chan
Bao thảm cảnh trời nghiêng núi lờ
Biết mấy đau thương ập xuống cơ hàn
Những phận người trôi theo bọt lũ Sóng Thủy Tinh cuộn đỏ Hồng Hà
Những mái ấm bỗng vùi trong lòng đất Miền Bắc đau khi bão tố tràn qua
Vâng là nỗi đau quặn thắt
Ơi bí bầu chung núm ruột liền nhau
Một miếng sẻ chia tình đồng bào cao cả
Nối vòng tay bắc lại nhịp cầu
Cơn ẩm lạnh thầm vào tình dân tộc
Ngựa chung tàu đâu quản buổi gian nan
Tình ruột thịt vỗ về nhân ai
Chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam.
(Báo Mới trang thông tin điện tử 11/9/2024 - Những trang thơ xúc động viết về cơn bão Yagi)
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Chung nghĩa đồng bào !!
Quảng cáo
Trả lời:
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
- Dấu hiện nhận biết:
+ Không giới hạn số câu, số chữ trong một dòng thơ.
+ Không bắt buộc theo khuôn mẫu vần điệu như lục bát hay thất ngôn bát cú.
+ Nhịp thơ linh hoạt, có thể thay đổi theo cảm xúc và ý tưởng của tác giả.
+ Nội dung thường thể hiện tư tưởng sâu sắc, cảm xúc mạnh mẽ, phù hợp với cách biểu đạt hiện đại.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh cơn bão Yagi mà tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Qua những từ ngữ đó, cơn bão Yagi hiện lên như thế nào trong tâm trí của tác giả?
Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh cơn bão Yagi mà tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Qua những từ ngữ đó, cơn bão Yagi hiện lên như thế nào trong tâm trí của tác giả?
Lời giải của GV VietJack
- Những từ ngữ khắc họa: sóng dữ, chớp giật, mưa chan, trời nghiêng núi lở.
- Qua những từ ngữ đó, cơn bão Yagi hiện lên như: Một cơn bão lịch sử với sức càn quét kinh hoàng, gây ra nhiều thảm cảnh, đau thương, và mất mát.
Câu 3:
Tìm và nêu các từ ngữ trong bài thơ thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc trước thiên tai.
Tìm và nêu các từ ngữ trong bài thơ thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc trước thiên tai.
Lời giải của GV VietJack
Các từ ngữ trong bài thơ “Chung nghĩa đồng bào” của Trương Ngọc Ánh thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc trước thiên tai bao gồm:
- “bí bầu chung núm ruột liền nhau”: hình ảnh dân gian quen thuộc, gợi tình cảm máu mủ, gắn bó sâu sắc giữa những người con trong một dân tộc.
- “một miếng sẻ chia”: thể hiện hành động cụ thể của sự tương thân tương ái – chia sẻ khó khăn với đồng bào.
- “tình đồng bào cao cả”: khẳng định giá trị cao đẹp của tình cảm gắn bó giữa người Việt trong hoạn nạn.
- “nối vòng tay”, “bắc lại nhịp cầu”: gợi hình ảnh kết nối, đoàn kết, tương trợ để vượt qua đau thương.
- “ngựa chung tàu đâu quản buổi gian nan”: thành ngữ dân gian thể hiện tinh thần sát cánh, không bỏ rơi nhau trong khó khăn.
- “tình ruột thịt”, “vỗ về nhân ái”: nhấn mạnh sự gắn bó máu mủ và lòng nhân ái, bao dung giữa đồng bào.
- “chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam”: hình ảnh tượng trưng cho dòng máu chung của dân tộc – minh chứng cao nhất cho sự đoàn kết, thống nhất và yêu thương.
=> Những từ ngữ và hình ảnh trên đã góp phần làm nổi bật truyền thống đoàn kết, yêu thương, sẻ chia của dân tộc Việt Nam – đặc biệt trong những thời điểm gian nan như thiên tai, bão lũ.
Câu 4:
Em hiểu thế nào về hình ảnh “Bao sinh linh oằn trong sóng dữ”?
Em hiểu thế nào về hình ảnh “Bao sinh linh oằn trong sóng dữ”?
Lời giải của GV VietJack
- Con người và vạn vật gồng mình chống lại sóng dữ.
- Sự sống bị đe dọa, gợi lên đau thương và mất mát.
- Cảnh tượng kinh hoàng thể hiện sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão.
Câu 5:
Phân tích ý nghĩa hình ảnh “tình ruột thịt vỗ về nhân ái” trong bài thơ “Chung nghĩa đồng bào”.
Phân tích ý nghĩa hình ảnh “tình ruột thịt vỗ về nhân ái” trong bài thơ “Chung nghĩa đồng bào”.
Lời giải của GV VietJack
- Cụm từ “tình ruột thịt” gợi nhắc đến mối quan hệ máu mủ, thiêng liêng giữa những con người chung một cội nguồn, cùng “bầu bí sinh ra”, đúng như truyền thống đạo lý “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của dân tộc ta. Trong cơn hoạn nạn do bão lũ, tình cảm ấy không chỉ là sự đồng cảm mà còn là hành động cụ thể: sẻ chia, giúp đỡ, cứu trợ… giữa các miền, giữa người với người.
- Động từ “vỗ về” được dùng rất đắt, không chỉ diễn tả sự an ủi, xoa dịu mà còn gợi nên hình ảnh đầy yêu thương, dịu dàng, giống như người mẹ vỗ về con thơ, người thân chở che nhau lúc khốn khó. Tình cảm ấy không chỉ mang tính cá nhân, mà đã trở thành sức mạnh cộng đồng, là nguồn động viên tinh thần giữa gian lao, mất mát.
- “nhân ái” là biểu tượng của lòng yêu thương, sự tử tế, đùm bọc – bản chất tốt đẹp trong tâm hồn người Việt. Như vậy, hình ảnh “tình ruột thịt vỗ về nhân ái” đã trở thành biểu tượng cao đẹp cho truyền thống tương thân tương ái, cho tinh thần đoàn kết, nghĩa đồng bào của dân tộc Việt Nam – một phẩm chất càng tỏa sáng trong nghịch cảnh thiên tai, bão lũ.
=> Câu thơ không chỉ thể hiện cảm xúc xót xa trước mất mát mà còn là lời ngợi ca sâu sắc tình người, tình quê hương đất nước – thứ đã và đang nuôi dưỡng sức mạnh Việt Nam vượt qua bao gian khó.
Câu 6:
Vì sao tác giả lại sử dụng hình ảnh “chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam”? Em hiểu hình ảnh đó như thế nào?
Vì sao tác giả lại sử dụng hình ảnh “chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam”? Em hiểu hình ảnh đó như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Sử dụng hình ảnh đó, tác giả nhấn mạnh sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và truyền thống tương thân tương ái – chính là cội nguồn giúp dân tộc ta vượt qua bao đau thương, mất mát.
- Dù thiên tai tàn phá, tình người vẫn không bị khuất phục, vẫn tỏa sáng như dòng máu đỏ tươi – mạnh mẽ, bền bỉ, ấm áp.
- Đây cũng là lời khích lệ, động viên: chúng ta là người Việt Nam – và chính dòng máu Việt mang trong mình truyền thống đoàn kết, yêu thương – sẽ giúp chúng ta vượt lên trên tất cả nghịch cảnh.
=> Hình ảnh “chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam” là biểu tượng cao đẹp cho tình yêu thương, sự đoàn kết và bản sắc dân tộc Việt, luôn rạng rỡ, kiên cường trước thử thách của thiên nhiên và cuộc sống.
Câu 7:
Chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Những mái ấm bỗng vùi trong lòng đất
Miền Bắc đau khi bão tố tràn qua
Chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Những mái ấm bỗng vùi trong lòng đất
Miền Bắc đau khi bão tố tràn qua
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa hoặc hoán dụ.
- Hiệu quả:
+ Nhân hóa “Miền Bắc đau” làm cho thiên tai trở nên gần gũi, dễ cảm nhận. Miền Bắc được gợi lên như một thực thể sống, chịu đau thương từ thiên tai.
+ Hoán dụ “Những mái ấm” tượng trưng cho những gia đình, tổ ấm bị tàn phá. Qua đó, nhấn mạnh hậu quả nặng nề của bão tố đến con người.
Câu 8:
Theo em, cần làm gì để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung?
Theo em, cần làm gì để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung?
Lời giải của GV VietJack
- Nhận thức: Hiểu rõ tác hại của biến đổi khí hậu và ý nghĩa của việc ngăn chặn.
- Hành động:
+ Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.
+ Sử dụng phương tiện ít ô nhiễm và giảm rác thải nhựa.
+ Trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng.
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Trình bày suy nghĩ của em về tình đoàn kết dân tộc qua bài thơ “Chung nghĩa đồng bào”.
- Hệ thống ý:
+ Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:
. Trước thiên tai bão lũ, con người Việt không đơn độc – luôn có những “vòng tay nối lại nhịp cầu”.
. Hình ảnh: “Một miếng sẻ chia”, “tình đồng bào cao cả” thể hiện lòng nhân ái và sẻ chia trong hoạn nạn.
. “Ngựa chung tàu” → biểu tượng cho sự cùng chịu đựng, cùng vượt khó.
+ Ý nghĩa của tình đoàn kết dân tộc:
. Là sợi dây gắn kết hàng triệu con người Việt Nam – dù xa cách vẫn chung dòng máu (“chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam”).
. Là sức mạnh tinh thần giúp vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
+ Tình cảm cá nhân:
. Biết ơn truyền thống ấy – tự hào là người Việt.
. Nhận thức được trách nhiệm: sống nhân ái, biết sẻ chia trong khó khăn.
=> Tình đoàn kết dân tộc là giá trị thiêng liêng, là sức mạnh giúp đất nước vững vàng trước mọi thử thách – như trong cơn bão Yagi, tình người lại càng tỏa sáng rạng ngời.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về tình đoàn kết dân tộc qua bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề xã hội được gợi nhắc từ bài thơ.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Chung nghĩa đồng bào” của Trương Ngọc Ánh đã khắc họa sâu sắc tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong những thời điểm gian nan khi thiên tai ập đến. Giữa cơn bão dữ cuốn trôi mái ấm và sinh mạng con người, vẫn bừng lên ngọn lửa yêu thương, nhân ái: “Một miếng sẻ chia tình đồng bào cao cả”, “Nối vòng tay bắc lại nhịp cầu”. Những hình ảnh thơ đầy xúc động như “ngựa chung tàu”, “bí bầu chung núm” đã gợi nhắc truyền thống tương thân tương ái từ bao đời của người Việt. Đặc biệt, câu thơ “Chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam” thể hiện rõ ý thức về một cộng đồng thống nhất, nơi mọi người gắn bó bằng tình ruột thịt, sẵn sàng che chở nhau trong hoạn nạn. Tình đoàn kết ấy không chỉ là sức mạnh tinh thần vượt qua thiên tai mà còn là biểu tượng cho lòng nhân ái và bản sắc văn hóa dân tộc. Là thế hệ trẻ, em nhận thức rằng cần sống có trách nhiệm, biết sẻ chia và gìn giữ tinh thần đoàn kết ấy – bởi đó chính là cội rễ của sức mạnh Việt Nam.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Chung nghĩa đồng bào” của Trương Ngọc Ánh.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời sau cơn bão Yagi, phản ánh nỗi đau và tinh thần đoàn kết dân tộc trước thiên tai.
- Dẫn vào vấn đề: “Chung nghĩa đồng bào” là một thi phẩm xúc động, ca ngợi tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam, thể hiện tình cảm nhân văn sâu sắc.
* Thân bài:
1. Bức tranh thiên tai đau thương, mất mát
- Mở đầu bài thơ là những hình ảnh gợi sự tang thương:
+ “sóng dữ”, “mắt người bầm”, “trời nghiêng núi lở”, “bọt lũ”, “vùi trong lòng đất”.
- Tác giả dùng nhiều từ ngữ mang tính thị giác và cảm xúc để khắc họa thảm cảnh của đồng bào miền Bắc sau cơn bão: sinh linh mất, nhà cửa sụp đổ, đau thương bao trùm.
2. Tình cảm đồng bào gắn bó keo sơn trong hoạn nạn
- Những hình ảnh gợi tình cảm ruột thịt:
+ “bí bầu chung núm”, “chung núm ruột liền nhau”, “tình ruột thịt vỗ về nhân ái”.
- Lòng nhân ái thể hiện trong hành động chia sẻ:
+ “Một miếng sẻ chia tình đồng bào cao cả”, “nối vòng tay bắc lại nhịp cầu”.
- Dẫn chứng tinh thần “ngựa chung tàu” – ẩn dụ cho sự đoàn kết, cùng vượt khó, không quản ngại gian khổ.
3. Niềm tin vào sức mạnh dân tộc và tình người
- Hình ảnh đẹp và đầy xúc cảm:
+ “Tình ruột thịt vỗ về nhân ái” – biểu tượng cho sự an ủi, chở che giữa những mất mát.
+ “Chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam” – khẳng định mạch nguồn yêu thương, đoàn kết luôn chảy mãi trong từng con người Việt.
4. Nghệ thuật thể hiện cảm xúc
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc: kết hợp tả – gợi – ẩn dụ.
- Nhịp thơ linh hoạt, có lúc dồn dập như lũ dữ, có lúc trầm lắng như lời chia sẻ, an ủi.
- Giọng điệu từ bi thương đến xúc động và nâng cao thành hào khí dân tộc.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài thơ: Là tiếng nói cảm thông, yêu thương, đồng thời ngợi ca sức mạnh gắn bó cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
- Liên hệ bản thân: Cần trân trọng tình đoàn kết dân tộc, sống có trách nhiệm và biết sẻ chia trong cuộc sống hôm nay.
Bài văn tham khảo
Thiên tai luôn mang đến những mất mát, đau thương cho con người, nhưng cũng chính trong nghịch cảnh đó, vẻ đẹp của tình người và tinh thần dân tộc lại càng sáng rõ. Bài thơ “Chung nghĩa đồng bào” của Trương Ngọc Ánh ra đời trong hoàn cảnh nhân dân miền Bắc phải hứng chịu cơn bão dữ dội Yagi, đã thể hiện sâu sắc tinh thần tương thân tương ái – một phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam.
Mở đầu bài thơ là một bức tranh hiện thực đầy ám ảnh về sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai. Những hình ảnh như “sóng dữ”, “mắt người bầm”, “trời nghiêng núi lở”, “bọt lũ”, “vùi trong lòng đất” vẽ nên khung cảnh tang thương, nơi con người oằn mình trong đau đớn và mất mát. Thiên tai không chỉ cuốn trôi nhà cửa mà còn vùi lấp cả những mái ấm, cướp đi những sinh linh vô tội. Tác giả đã sử dụng lối miêu tả giàu hình ảnh, cảm xúc để thể hiện nỗi xót xa của cả một cộng đồng khi chứng kiến đồng bào mình gánh chịu tổn thất nặng nề.
Nhưng không dừng lại ở nỗi đau, bài thơ nhanh chóng chuyển sang khắc họa vẻ đẹp của tình đồng bào – tình cảm ruột thịt thắm thiết trong gian nguy. Những cụm từ như “bí bầu chung núm”, “chung núm ruột liền nhau” không chỉ là hình ảnh dân gian quen thuộc mà còn là biểu tượng cho sự gắn bó máu thịt giữa những người con Việt. Câu thơ “Một miếng sẻ chia tình đồng bào cao cả” gợi nhớ đến truyền thống “lá lành đùm lá rách” lâu đời của dân tộc. Sự sẻ chia ấy không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần, là vòng tay nối nhịp cầu, là lời động viên an ủi giữa khổ đau.
Tác giả còn khéo léo gợi lên niềm tin và sức mạnh dân tộc bằng hình ảnh: “Ngựa chung tàu đâu quản buổi gian nan” – một hình tượng ẩn dụ chỉ sự đồng cam cộng khổ, không rời bỏ nhau dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Cao hơn cả là hình ảnh “Tình ruột thịt vỗ về nhân ái – Chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam” đã nâng tình cảm ấy lên thành bản sắc dân tộc. Dòng máu đỏ chảy trong mỗi người Việt không chỉ là sự sống, mà còn là tình yêu thương, là nguồn mạch đoàn kết đã bao đời giúp dân tộc ta vượt qua thiên tai, giặc ngoại xâm và mọi thử thách của lịch sử.
Về nghệ thuật, bài thơ giàu cảm xúc nhờ vào ngôn ngữ sinh động, kết hợp hình ảnh thực và ẩn dụ. Nhịp thơ biến hóa linh hoạt, có lúc gấp gáp như lũ về, có lúc lắng sâu đầy thổn thức. Giọng điệu chuyển biến từ đau thương đến xúc động rồi bừng sáng niềm tin yêu, khiến bài thơ trở thành một khúc ca đồng cảm và cổ vũ mạnh mẽ.
Tóm lại, “Chung nghĩa đồng bào” không chỉ là lời chia sẻ chân thành trước thiên tai mà còn là khúc tráng ca về truyền thống đoàn kết dân tộc. Bài thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn giữ gìn và phát huy giá trị thiêng liêng ấy trong cuộc sống hôm nay – một Việt Nam nhân ái, kiên cường và luôn biết yêu thương nhau trong mọi hoàn cảnh.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.