Câu hỏi:

13/07/2025 91

DẶN CON

(Trần Nhuận Minh)

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...

Cửa Lục Thuỷ, 13–11–1991

(Theo https://www.thivien.net/, ngày 10/3/2017)

Xác định thể thơ và dấu hiệu nhận biết thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ tự do.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Không giới hạn số câu, số chữ trong một dòng thơ.

+ Không bắt buộc theo khuôn mẫu vần điệu như lục bát hay thất ngôn bát cú.

+ Nhịp thơ linh hoạt, có thể thay đổi theo cảm xúc và ý tưởng của tác giả.

+ Nội dung thường thể hiện tư tưởng sâu sắc, cảm xúc mạnh mẽ, phù hợp với cách biểu đạt hiện đại.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Ý nghĩa của cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” ở câu thơ mở đầu?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày”  thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người bị “giời đày” chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. Qua cách gọi ấy người cha cũng muốn con mình nhận ra nên có thái độ hành xử như thế nào cho đúng với những người cơ cực, khổ nghèo.

Câu 3:

Việc lặp lại: “Con không…Con không…” ở khổ 1,2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Việc lặp lại “Con không…Con không…”  ở khổ 1,2 là những câu khẳng định có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của nhân vật trữ tình. Người cha muốn khắc sâu trong con những điều tuyệt đối không được làm khi gặp những người hành khất tránh gây nên sự tổn thương về tinh thần cho họ.

Câu 4:

Chỉ ra kiểu câu (xét theo mục đích nói) và nêu tác dụng trong câu thơ sau: Con không được cười giễu họ

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Kiểu câu (xét theo mục đích nói): Đây là câu cầu khiến – dạng phủ định.

- Tác dụng:

+ Thể hiện lời dặn dò nghiêm khắc của người cha đối với con, vừa thể hiện tình yêu thương, vừa thể hiện mong muốn rèn con nên người tử tế, có lòng nhân hậu.

+ Góp phần làm nổi bật giọng điệu ân cần nhưng nghiêm nghị của bài thơ.

+ Qua đó, truyền tải thông điệp giáo dục đạo đức sống: dạy con phải biết tôn trọng, cảm thông với những người kém may mắn trong xã hội, không nên khinh thường hay chế giễu họ.

Câu 5:

Em hiểu gì về lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Nguyên nhân khiến người ha dặn dò con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.

+  Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,… Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.

+  Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.

=> Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

Câu 6:

Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Những lời chia sẻ trong khổ cuối là lời dặn dò vô cùng ý nghĩa của người cha dành cho con:

+ Mình tạm gọi là no ấm/Ai biết cơ trời vần xoay: Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi…

+ Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này: Con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.

Người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Câu 7:

Qua lời người cha dặn con trong bài thơ, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Bài thơ thể hiện bài học, triết lý sống sâu sắc về tình thương, lòng nhân ái và sự thấu hiểu giữa con người với con người. Qua lời dặn dò giản dị ấy, em rút ra được một bài học quý giá: sống phải biết yêu thương, tôn trọng người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh.

Câu 8:

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Trần Nhuận Minh: nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, thơ ông giàu chất triết lý, nhân văn và gắn bó với đời sống con người Việt Nam hiện đại.

- Giới thiệu bài thơ “Dặn con”: là lời nhắn nhủ giản dị mà sâu sắc của người cha với con trai, gửi gắm triết lý sống yêu thương, nhân hậu, sẻ chia.

- Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ để làm nổi bật nội dung nhân văn và giá trị nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.

* Thân bài:

1. Khái quát nội dung bài thơ

- Là một bài thơ ngắn gồm những lời dặn dò mộc mạc nhưng sâu sắc của người cha.

- Xoay quanh mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, cách ứng xử với người nghèo – đại diện là “hành khất”.

2. Phân tích nội dung bài thơ

a. Tấm lòng nhân ái và sự thấu cảm với người nghèo

- Câu thơ: “Chẳng ai muốn làm hành khất / Tội trời đày ở nhân gian” → cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh.

- Dặn con không cười giễu, khinh miệt họ, dù họ có “hôi hám úa tàn”.

→ Thể hiện bài học đạo đức về sự tôn trọng nhân phẩm con người, lòng nhân ái, tránh sự vô cảm, phân biệt đối xử.

b. Dạy con cách sống biết sẻ chia, không ích kỷ

- “Có cho thì có là bao” – nhấn mạnh việc giúp người không phải vì mình giàu có, mà vì trái tim biết thương yêu.

- “Con không bao giờ được hỏi / Quê hương họ ở nơi nào” → giúp người không cần điều kiện, không xét hỏi, không phân biệt.

c. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, bài học nhân sinh

- Hình ảnh “con chó nhà mình rất hư… cứ thấy ăn mày là cắn” → ẩn dụ về sự hung hăng, tàn nhẫn vô lý.

→ Dạy con phải “răn dạy”, biết điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn cả từ con vật lẫn con người.

d. Bài học sâu xa về vòng xoay cuộc đời, gieo nhân thiện

- “Ai biết cơ trời vần xoay” – đời sống là vô thường, hôm nay giàu có nhưng ngày mai chưa chắc còn như thế.

- “Lòng tốt gửi vào thiên hạ / Biết đâu nuôi bố sau này” – một triết lý sống sâu sắc: gieo thiện là gieo cho chính mình.

3. Nghệ thuật bài thơ

- Giọng thơ thủ thỉ, gần gũi, mang màu sắc đời thường như lời trò chuyện giữa cha và con.

- Sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc: hành khất, chó, khói bếp, ngõ làng… làm tăng tính chân thực, xúc động.

- Kết cấu đối lập: “mình tạm gọi là no ấm” ↔ “hành khất”, “hôi hám” ↔ “lòng tốt”… tạo chiều sâu suy ngẫm.

* Kết bài:

- Khẳng định giá trị nội dung: bài thơ là một thông điệp đạo đức đầy tính nhân văn, dạy người trẻ sống nhân ái, sẻ chia, yêu thương và không vô cảm trước khổ đau của người khác.

- Khẳng định giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, kết cấu chặt chẽ, giàu sức gợi.

- Liên hệ bản thân: cần biết sống tử tế, gieo mầm thiện để tạo nên một xã hội nhân ái, bền vững hơn.

Bài văn tham khảo

Trong kho tàng thơ ca Việt Nam hiện đại, Trần Nhuận Minh là một nhà thơ có phong cách trữ tình – triết luận sâu sắc. Thơ ông thường lắng đọng những suy tư về cuộc sống, đạo lý làm người, thể hiện mối quan tâm đến số phận con người, nhất là những người bình thường trong xã hội. Bài thơ “Dặn con” là một tác phẩm tiêu biểu, ngắn gọn nhưng thấm đẫm tính nhân văn và chất triết lý sâu xa qua lời dặn dò của người cha dành cho con.

Bài thơ mở đầu bằng một sự thật nhân sinh giản dị mà cảm động: “Chẳng ai muốn làm hành khất / Tội trời đày ở nhân gian”. Trong ánh nhìn của người cha, người ăn mày không đáng để bị khinh miệt, mà đáng được thấu hiểu và cảm thông. Họ không chọn sống như thế – đó là hệ quả của số phận, của nghịch cảnh mà họ buộc phải chịu đựng. Từ đó, ông dặn con “không được cười giễu họ / Dù họ hôi hám úa tàn” – một lời răn về đạo đức ứng xử, về lòng trắc ẩn, về sự tôn trọng nhân phẩm con người, cho dù họ ở tầng đáy của xã hội.

Tiếp theo, người cha nhắc con đừng phân biệt nguồn gốc, quê quán của những người hành khất – “Con không bao giờ được hỏi / Quê hương họ ở nơi nào”. Đây là lời khuyên dạy sâu sắc: khi giúp người, đừng tính toán hay dò xét, càng không nên định kiến phân biệt. Giúp người là bởi tình thương, bởi lòng trắc ẩn chứ không phải bởi danh tính hay xuất thân của họ. Câu thơ “Có cho thì có là bao” như một cái lắc đầu nhẹ nhõm với thói tính toán, thực dụng.

Bài thơ còn thể hiện một cái nhìn sâu sắc về trách nhiệm và sự tu dưỡng. Hình ảnh “con chó nhà mình rất hư / Cứ thấy ăn mày là cắn” không chỉ đơn thuần nói về con vật mà còn là một ẩn dụ. Nó biểu trưng cho những định kiến, thói quen bạo lực, vô cảm ăn sâu trong đời sống thường ngày. Người cha dạy con phải “răn dạy nó đi” – nghĩa là phải biết điều chỉnh, giáo dục cái sai, cái ác, kể cả từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Điểm nhấn cuối cùng của bài thơ là cái nhìn mang tính triết lý về vòng xoay của cuộc đời: “Mình tạm gọi là no ấm / Ai biết cơ trời vần xoay”. Không ai biết tương lai mình sẽ ra sao, vì vậy hôm nay sống tốt, giúp người, biết đâu lại là gieo hạt cho chính mình. “Lòng tốt gửi vào thiên hạ / Biết đâu nuôi bố sau này” – một triết lý vừa nhân văn vừa thực tiễn: gieo điều thiện là gieo phúc cho bản thân và người thân.

Bài thơ “Dặn con” không sử dụng những từ ngữ cầu kỳ, đao to búa lớn, mà chọn một giọng điệu thủ thỉ, gần gũi như một lời nói hằng ngày giữa cha và con. Cấu trúc bài thơ mạch lạc, kết hợp giữa hình ảnh đời thường và ẩn dụ sâu sắc, góp phần làm bật lên vẻ đẹp nội dung nhân văn: dạy con biết thương người, tôn trọng con người và sống tử tế giữa cuộc đời.

Qua bài thơ, người đọc – nhất là thế hệ trẻ – có thể tự soi chiếu lại mình để sống tốt hơn: sống nhân ái, biết sẻ chia, không thờ ơ với nỗi khổ của người khác, bởi lòng tốt là thứ tạo nên giá trị đích thực của con người và bền vững với thời gian.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Trình bày cảm nhận về lời răn dạy con của người cha trong bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh.

- Hệ thống ý:

+ Lời dạy về lòng nhân ái và sự cảm thông:

. Người cha dặn con không được khinh thường, giễu cợt người ăn mày – những phận đời nghèo khổ.

. Nhấn mạnh rằng không ai muốn làm hành khất – họ là “tội trời đày ở nhân gian”, đáng thương chứ không đáng khinh.

+ Lời dạy về cách đối nhân xử thế:

. Không nên tò mò hay phân biệt quê quán người khác.

. Phải biết chia sẻ dù chỉ là chút ít.

+ Lời dạy về sự giáo dục và trách nhiệm:

. Từ việc dạy dỗ con chó, cha dạy con cách rèn dạy lòng tốt và kiểm soát hành vi hung hăng.

+ Lời nhắn gửi về quy luật cuộc đời:

. Cuộc sống có thể đổi thay, “cơ trời vần xoay” – lòng tốt hôm nay có thể là chỗ dựa mai sau.

=> Những lời dặn giản dị mà thấm thía ấy không chỉ là lời cha dạy con, mà còn là bài học về cách sống tử tế, nhân hậu mà mỗi người đều nên khắc ghi.

- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục

+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.

+ Thể hiện rõ suy nghĩ về lời răn dạy con của người cha trong bài thơ.

- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Sáng tạo

+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề xã hội được gợi nhắc từ bài thơ.

 

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh là những lời răn dạy mộc mạc mà sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương và triết lý sống nhân văn của một người cha dành cho con. Qua hình ảnh những người hành khất – những phận đời nghèo khổ, người cha dạy con phải biết cảm thông, không được khinh miệt hay giễu cợt họ, bởi “chẳng ai muốn làm hành khất” – đó là “tội trời đày ở nhân gian”. Lời cha không chỉ thể hiện tình thương mà còn là bài học về sự tử tế trong đối nhân xử thế: hãy cho đi dù chỉ là ít ỏi, và đừng bao giờ xét nét nguồn gốc, quê quán của người khác. Câu chuyện con chó trong nhà cũng trở thành một phép ẩn dụ gần gũi để người cha dạy con cách rèn giũa lòng nhân hậu, tránh thói vô cảm, hung hăng. Đặc biệt, ở cuối bài thơ, lời cha như một lời nhắn nhủ thấm thía: cuộc sống luôn đổi thay, hãy gieo lòng tốt vào đời, bởi biết đâu, chính điều tử tế hôm nay lại trở thành ân tình cứu mình mai sau. Những lời dặn ấy không chỉ dành cho người con, mà còn là bài học sống ý nghĩa cho tất cả chúng ta.

Lời giải

Cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày”  thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người bị “giời đày” chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. Qua cách gọi ấy người cha cũng muốn con mình nhận ra nên có thái độ hành xử như thế nào cho đúng với những người cơ cực, khổ nghèo.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP