Câu hỏi:

13/07/2025 35

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về những lời răn dạy con của người cha trong bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Trình bày cảm nhận về lời răn dạy con của người cha trong bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh.

- Hệ thống ý:

+ Lời dạy về lòng nhân ái và sự cảm thông:

. Người cha dặn con không được khinh thường, giễu cợt người ăn mày – những phận đời nghèo khổ.

. Nhấn mạnh rằng không ai muốn làm hành khất – họ là “tội trời đày ở nhân gian”, đáng thương chứ không đáng khinh.

+ Lời dạy về cách đối nhân xử thế:

. Không nên tò mò hay phân biệt quê quán người khác.

. Phải biết chia sẻ dù chỉ là chút ít.

+ Lời dạy về sự giáo dục và trách nhiệm:

. Từ việc dạy dỗ con chó, cha dạy con cách rèn dạy lòng tốt và kiểm soát hành vi hung hăng.

+ Lời nhắn gửi về quy luật cuộc đời:

. Cuộc sống có thể đổi thay, “cơ trời vần xoay” – lòng tốt hôm nay có thể là chỗ dựa mai sau.

=> Những lời dặn giản dị mà thấm thía ấy không chỉ là lời cha dạy con, mà còn là bài học về cách sống tử tế, nhân hậu mà mỗi người đều nên khắc ghi.

- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục

+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.

+ Thể hiện rõ suy nghĩ về lời răn dạy con của người cha trong bài thơ.

- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Sáng tạo

+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề xã hội được gợi nhắc từ bài thơ.

 

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh là những lời răn dạy mộc mạc mà sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương và triết lý sống nhân văn của một người cha dành cho con. Qua hình ảnh những người hành khất – những phận đời nghèo khổ, người cha dạy con phải biết cảm thông, không được khinh miệt hay giễu cợt họ, bởi “chẳng ai muốn làm hành khất” – đó là “tội trời đày ở nhân gian”. Lời cha không chỉ thể hiện tình thương mà còn là bài học về sự tử tế trong đối nhân xử thế: hãy cho đi dù chỉ là ít ỏi, và đừng bao giờ xét nét nguồn gốc, quê quán của người khác. Câu chuyện con chó trong nhà cũng trở thành một phép ẩn dụ gần gũi để người cha dạy con cách rèn giũa lòng nhân hậu, tránh thói vô cảm, hung hăng. Đặc biệt, ở cuối bài thơ, lời cha như một lời nhắn nhủ thấm thía: cuộc sống luôn đổi thay, hãy gieo lòng tốt vào đời, bởi biết đâu, chính điều tử tế hôm nay lại trở thành ân tình cứu mình mai sau. Những lời dặn ấy không chỉ dành cho người con, mà còn là bài học sống ý nghĩa cho tất cả chúng ta.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Thể thơ tự do.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Không giới hạn số câu, số chữ trong một dòng thơ.

+ Không bắt buộc theo khuôn mẫu vần điệu như lục bát hay thất ngôn bát cú.

+ Nhịp thơ linh hoạt, có thể thay đổi theo cảm xúc và ý tưởng của tác giả.

+ Nội dung thường thể hiện tư tưởng sâu sắc, cảm xúc mạnh mẽ, phù hợp với cách biểu đạt hiện đại.

Lời giải

Cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày”  thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người bị “giời đày” chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. Qua cách gọi ấy người cha cũng muốn con mình nhận ra nên có thái độ hành xử như thế nào cho đúng với những người cơ cực, khổ nghèo.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP