Câu hỏi:
13/07/2025 38
DẪU EM BIẾT CHẮC RẰNG ANH TRỞ LẠI
(Xuân Quỳnh)
Thị trấn nào anh đến chiều nay
Mảng tường vắng, mùa đông giá rét
Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt
Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa
Xóm làng nào anh sẽ đi qua
Những đồng lúa, vườn cây, bờ bãi...
Dẫu em biết rằng anh trở lại
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.
Thời gian trôi theo cánh cửa một mình
Hạt mưa bụi rơi thầm trên mái ngói
Tờ lịch mỏng bay theo lòng ngóng đợi
Một con đường vời vợi núi cùng sông
Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không
Chỉ lá rụng dạt dào lối phố
Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ.
Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên.
6-3-1985
(Xuân Quỳnh, in trong tập Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2019, tr.22-23)
Xác định thể thơ của văn bản Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại. Bài thơ viết về đề tài gì?
DẪU EM BIẾT CHẮC RẰNG ANH TRỞ LẠI
(Xuân Quỳnh)
Thị trấn nào anh đến chiều nay
Mảng tường vắng, mùa đông giá rét
Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt
Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa
Xóm làng nào anh sẽ đi qua
Những đồng lúa, vườn cây, bờ bãi...
Dẫu em biết rằng anh trở lại
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.
Thời gian trôi theo cánh cửa một mình
Hạt mưa bụi rơi thầm trên mái ngói
Tờ lịch mỏng bay theo lòng ngóng đợi
Một con đường vời vợi núi cùng sông
Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không
Chỉ lá rụng dạt dào lối phố
Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ.
Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên.
6-3-1985
(Xuân Quỳnh, in trong tập Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2019, tr.22-23)
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại !!
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể thơ của văn bản: tự do
- Đề tài của bài thơ: tình yêu
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ là cảm xúc gì?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ là cảm xúc gì?
Lời giải của GV VietJack
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là "em".
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ là nỗi nhớ mong da diết khi phải xa cách người mình yêu.
Câu 3:
Hai câu thơ cuối các khổ 1, 2, 4 có điểm tương đồng về cấu trúc, em hãy chỉ ra điểm giống nhau đó và nêu tác dụng.
Hai câu thơ cuối các khổ 1, 2, 4 có điểm tương đồng về cấu trúc, em hãy chỉ ra điểm giống nhau đó và nêu tác dụng.
Lời giải của GV VietJack
- Hai câu thơ cuối các khổ thơ 1, 2, 4 có điểm tương đồng về cấu trúc: các cặp câu đề có cấu trúc đối lập: Dẫu - nhưng (dẫu lí trí biết rõ một điều sẽ đến, nhưng trái tim vẫn không thể điều khiển được cảm xúc.)
- Tác dụng: hình thức lặp lại cấu trúc “Dẫu...”
- Nhưng khiến lời thơ thêm da diết, khắc khoải, góp phần bộc lộ một cách mãnh liệt tình yêu, nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.
Câu 4:
Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Xóm làng nào anh sẽ đi qua
Những đồng lá, vườn cây, bờ bãi…
Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Xóm làng nào anh sẽ đi qua
Những đồng lá, vườn cây, bờ bãi…
Lời giải của GV VietJack
- Liệt kê: "Những đồng lúa, vườn cây, bờ bãi" để mô tả một không gian rộng lớn, gắn bó với ký ức của người yêu.
- Nhân hoá: “Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh” làm gió trở nên có cảm xúc, thể hiện nỗi buồn của người ở lại.
Câu 5:
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hình ảnh gợi ra qua câu thơ: Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hình ảnh gợi ra qua câu thơ: Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.
Lời giải của GV VietJack
Câu thơ thể hiện sự cô đơn và nỗi nhớ nhung sâu sắc khi thiếu vắng người yêu. Ngọn gió là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn không thể vơi, kéo dài trong không gian vắng lặng, giống như cảm giác không có anh ở bên.
Câu 6:
Nhận xét nhan đề văn bản “Dẫu em biết rằng anh trở lại”.
Nhận xét nhan đề văn bản “Dẫu em biết rằng anh trở lại”.
Lời giải của GV VietJack
Nhan đề thể hiện sự kiên cường và lòng hy vọng của người con gái. Dù biết rằng sự chia ly không phải là vĩnh viễn, nhưng cảm giác buồn bã, đau khổ vẫn hiện hữu trong tâm hồn cô.
Câu 7:
Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho “anh” trong bài thơ trên. Bài thơ cho em hiểu điều gì về một tình yêu đẹp?
Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho “anh” trong bài thơ trên. Bài thơ cho em hiểu điều gì về một tình yêu đẹp?
Lời giải của GV VietJack
- Bài thơ thể hiện nỗi nhớ da diết cháy bỏng của người phụ nữ trong tình yêu khi người yêu xa cách (trong bài thơ là sự xa cách của vợ chồng Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ). Hàng loạt các từ ngữ bộc lộ cảm xúc đến khắc khoải: “da diết", “buồn”, "ngóng đợi”, "vời vợi”, "nhớ”, "nào có lúc nguôi quên"; hàng loạt các hình ảnh miêu tả thiên nhiên, sự vật theo thủ pháp tả cảnh ngụ tình ... đã biểu đạt chân thực cảm xúc nhớ nhung ấy.
- Qua đó, người đọc có thể nhận thấy tình cảm chân thành, tình yêu mãnh liệt, đắm say của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu. Đó là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, làm nên sự lãng mạn, vững bền trong tình yêu.
- Bài thơ cho em hiểu một tình yêu đẹp là tình yêu mà hai người yêu nhau luôn hướng về nhau, mong chờ nhau khi xa cách, mong gặp cho vơi nỗi nhớ. Tình yêu đẹp còn là tình yêu mà hai người đối với nhau bằng sự chân thành, bằng những hành động quan tâm, chăm sóc lẫn nhau...
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- 30 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay NLXH, sổ tay trọng tâm môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 60.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Trình bày cảm nhận về nhân vật trữ tình của văn bản “Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại” – Xuân Quỳnh.
- Hệ thống ý:
+ Tâm trạng da diết, trống vắng trong phút chia xa:
. Câu thơ mở đầu “Thị trấn nào anh đến chiều nay” gợi ra không gian chia biệt, mơ hồ và lạnh lẽo.
. Dù “biết không phải là vĩnh biệt”, nhưng nỗi buồn, hụt hẫng vẫn tràn ngập tâm hồn nhân vật “em” – thể hiện qua từ “da diết”.
→ Nỗi buồn ấy không chỉ do sự chia xa mà còn bởi tình yêu sâu nặng và mong manh.
. Nỗi nhớ gắn với hình dung về hành trình của người ra đi:
+ “Xóm làng nào anh sẽ đi qua” – câu hỏi tu từ thể hiện sự trống trải, mông lung và nỗi nhớ khắc khoải.
+ Không gian hiện lên với “đồng lúa, vườn cây, bờ bãi” là những hình ảnh cụ thể, quen thuộc, thể hiện sự quan tâm và theo dõi trong tâm tưởng người mình yêu.
+ “Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh” → Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc diễn tả sự thiếu vắng, trống trải mà không gian nào cũng trở nên buồn bã vì vắng anh.
=> Tâm trạng của nhân vật trữ tình “em” là sự kết hợp của nhớ thương da diết, hụt hẫng, mong chờ và cả nỗi buồn man mác trong xa cách.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Trong bài thơ “Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại”, đặc biệt là hai khổ thơ đầu, nhân vật trữ tình “em” hiện lên với tâm trạng đầy da diết và cô đơn trong phút chia xa. Dù biết cuộc chia ly không phải là vĩnh viễn, nhưng “em” vẫn cảm thấy hụt hẫng, trống trải bởi tình yêu quá sâu nặng. Hình ảnh “mảng tường vắng”, “mùa đông giá rét” như gợi lên cái lạnh của không gian và cả tâm hồn người ở lại. Những câu hỏi tu từ như “Thị trấn nào anh đến chiều nay”, “Xóm làng nào anh sẽ đi qua” cho thấy nỗi nhớ khắc khoải và sự dõi theo hành trình của người mình yêu bằng cả trái tim. Dù anh đi qua những vùng quê yên bình, trong tâm tưởng em, mọi nơi đều buồn bã vì thiếu vắng hình bóng anh. “Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh” là hình ảnh ẩn dụ giàu chất thơ thể hiện nỗi cô đơn, lạnh lẽo bao trùm tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Đoạn thơ là tiếng lòng tha thiết, dịu dàng mà cũng đầy nỗi khắc khoải – rất đặc trưng cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại của Xuân Quỳnh.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: một trong những tiếng thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, với phong cách trữ tình, nữ tính, đầy khát vọng yêu thương và hạnh phúc đời thường.
- Giới thiệu bài thơ “Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại” – tác phẩm thể hiện sâu sắc tâm trạng của người phụ nữ khi yêu: đằm thắm, lo âu, da diết ngay cả trong những điều tưởng chừng là chắc chắn.
* Thân bài:
1. Tình yêu chân thành và sâu nặng trong nỗi chia xa (khổ 1, 2)
- Những câu hỏi tu từ mở đầu (“Thị trấn nào anh đến...”, “Xóm làng nào anh sẽ đi qua...”) thể hiện sự dõi theo và quan tâm của người ở lại, dù không biết điểm đến cụ thể.
- Sự nhấn mạnh “dẫu em biết không phải là vĩnh biệt” nhưng vẫn “da diết lúc chia xa”: diễn tả nỗi buồn không vì lý trí mà dịu đi – bởi tình yêu là cảm xúc.
- Hình ảnh mùa đông, gió lạnh, “mảng tường vắng” gợi không gian lạnh lẽo, thiếu vắng hơi ấm của tình yêu.
- “Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh” – hình ảnh ẩn dụ đầy chất thơ diễn tả nỗi cô đơn khi người yêu vắng bóng.
2. Nỗi cô đơn, chờ đợi và khao khát đoàn tụ (khổ 3)
- Không gian tĩnh lặng, thời gian chậm trôi (“cánh cửa một mình”, “mưa bụi”, “tờ lịch mỏng”) gợi cảm giác buồn tênh, hiu hắt của sự ngóng chờ.
- “Một con đường vời vợi núi cùng sông” – hình ảnh gợi khoảng cách xa xôi, nhấn mạnh sự chia xa không chỉ về không gian mà còn trong cảm xúc.
3. Nỗi nhớ không nguôi, tình yêu khắc khoải (khổ cuối)
- “Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không” – nhấn mạnh nỗi nhớ triền miên, đến độ tưởng như vô vọng.
- “Chỉ lá rụng dạt dào lối phố”: thiên nhiên cũng trở thành biểu tượng của nỗi cô đơn, trống vắng.
- “Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ. / Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên” – thể hiện sự khác biệt trong cách yêu: người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh luôn nồng nhiệt, thủy chung, và mãnh liệt hơn cả.
4. Nghệ thuật biểu đạt đặc sắc
- Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha.
- Thể thơ tự do kết hợp nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển.
- Ngôn ngữ gần gũi, dung dị nhưng giàu biểu cảm.
- Các biện pháp tu từ: điệp ngữ “dẫu em biết”, ẩn dụ (“gió buồn”, “tờ lịch mỏng”), câu hỏi tu từ… góp phần khắc sâu tâm trạng nhân vật trữ tình.
* Kết bài:
- Khẳng định: Bài thơ là bản tình ca buồn nhưng đẹp, thể hiện một cách sâu sắc cảm xúc yêu thương, thủy chung và khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.
- Mở rộng: Tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của Xuân Quỳnh mà còn là sự đồng cảm với biết bao trái tim từng trải qua yêu – xa – nhớ trong cuộc đời.
Bài văn tham khảo
Tình yêu luôn mang trong nó những cung bậc cảm xúc phong phú: hạnh phúc, đợi chờ, lo lắng, thậm chí cả những nỗi buồn khôn nguôi dù biết trước một kết cục tốt đẹp. Trong dòng chảy thơ tình hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh là một tiếng nói nữ tính đặc biệt, luôn thể hiện một tình yêu vừa dịu dàng, vừa tha thiết, vừa trĩu nặng những khắc khoải. Bài thơ “Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại” là một minh chứng rõ nét cho tâm hồn yêu đắm say và nỗi cô đơn sâu thẳm của người phụ nữ trong tình yêu.
Ngay ở hai khổ thơ đầu, Xuân Quỳnh đã khắc họa một tâm trạng yêu sâu nặng nhưng cũng đầy lo âu. Những câu hỏi tu từ như “Thị trấn nào anh đến chiều nay”, “Xóm làng nào anh sẽ đi qua” không nhằm tìm kiếm một câu trả lời cụ thể, mà là biểu hiện của một trái tim đang dõi theo, lo lắng cho người mình yêu trong chuyến đi xa. Dẫu người phụ nữ ấy “biết không phải là vĩnh biệt”, dẫu biết “anh trở lại”, nhưng vẫn “thấy lòng da diết lúc chia xa”, vẫn thấy “gió buồn thổi phía không anh”. Rõ ràng, lý trí không thể xoa dịu trái tim yêu – bởi tình yêu luôn khiến con người nhạy cảm hơn với mọi chia ly, dù là tạm thời.
Sang khổ thơ thứ ba, nỗi buồn của em được đẩy lên cao hơn qua hình ảnh của không gian và thời gian. “Cánh cửa một mình”, “hạt mưa bụi rơi thầm”, “tờ lịch mỏng bay”… đều là những hình ảnh gợi tả sự tĩnh lặng, đơn độc và buồn hiu hắt của người đang chờ đợi. Câu thơ “Một con đường vời vợi núi cùng sông” không chỉ gợi khoảng cách địa lý mà còn biểu trưng cho quãng đường của sự xa cách trong cảm xúc. Khoảng trống ấy trở nên mênh mông và khắc khoải.
Đỉnh điểm của cảm xúc được thể hiện ở khổ thơ cuối, nơi tình yêu trở nên khắc khoải và ám ảnh hơn bao giờ hết. “Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không” – câu thơ ấy vang lên như một lời thảng thốt, tuyệt vọng trong nỗi nhớ. Dẫu biết rằng anh cũng nhớ, nhưng “lòng em nào có lúc nguôi quên”. Tình yêu của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh luôn là một dòng chảy không ngừng, đầy mãnh liệt và thủy chung. Đó là tình yêu không hề bị phai nhòa bởi lý trí, mà luôn trọn vẹn trong từng phút giây sống và chờ đợi.
Bên cạnh nội dung cảm động, bài thơ còn ghi dấu ấn bằng nghệ thuật biểu đạt đặc sắc. Thể thơ tự do được sử dụng linh hoạt, giàu nhịp điệu, kết hợp với ngôn ngữ giản dị, gần gũi mà sâu lắng. Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm xúc và ẩn dụ, điệp ngữ “dẫu em biết” như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt mạch cảm xúc, càng làm nổi bật trạng thái giằng xé giữa lý trí và con tim.
“Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại” là một bài thơ giàu cảm xúc, vừa buồn man mác, vừa thiết tha, thể hiện đầy đủ sắc thái tâm hồn của người phụ nữ khi yêu – luôn đợi chờ, luôn tin tưởng, nhưng cũng luôn khắc khoải. Qua đó, Xuân Quỳnh không chỉ kể lại một câu chuyện tình yêu mà còn gửi gắm khát vọng yêu thương vĩnh hằng – điều làm nên vẻ đẹp dịu dàng mà mạnh mẽ trong thơ nữ thi sĩ.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.