Câu hỏi:

18/07/2025 12 Lưu

Đọc đoạn thông tin sau:

Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng tăng cường tham gia các diễn đàn pháp lí đa phương, như Uỷ ban các vấn đề pháp lí (Uỷ ban VI) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Tham vấn pháp luật Á – Phi (AALCO). Đảng chú ý, Việt Nam đắc cử trong những kì bầu cử với tính cạnh tranh cao, giành được quyền hiện diện tại các cơ chế pháp lí quốc tế quan trọng như Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) và Uỷ ban Pháp luật Quốc tế Liên hợp quốc (ILC).

Tại các diễn đàn này, Việt Nam kịp thời đưa ra các quan điểm phù hợp với lợi ích, chủ trương của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, việc Việt Nam thúc đẩy các chủ đề pháp lí thực tiễn, sát sao với lợi ích của các nước đang phát triển như môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... được các nước ủng hộ, đánh giá cao và ngày càng tín nhiệm.

a. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tích cực tham gia và xây dựng pháp luật quốc tế để nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

b. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các quốc gia.

c. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau, không có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tác động qua lại và không ảnh hưởng lẫn nhau.

d. Để giữ gìn hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền con người, chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, sắc tộc trên thế giới, Việt Nam luôn đề nghị các quốc gia tuân thủ một trong bảy nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tích cực tham gia và xây dựng pháp luật quốc tế để nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

 

Đúng. Đoạn văn khẳng định Việt Nam "không ngừng tăng cường tham gia các diễn đàn pháp lí đa phương", "giành được quyền hiện diện tại các cơ chế pháp lí quốc tế quan trọng", và "thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế", đồng thời "bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa". Tất cả đều cho thấy sự tích cực nhằm nâng cao vị thế.

b. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các quốc gia.

 

Đúng. Đoạn văn nêu bật việc Việt Nam thúc đẩy các chủ đề pháp lý như môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu được các nước ủng hộ và đánh giá cao, qua đó tăng cường sự tín nhiệm và hợp tác. Điều này cho thấy pháp luật quốc tế là nền tảng cho quan hệ hữu nghị và hợp tác.

c. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau, không có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tác động qua lại và không ảnh hưởng lẫn nhau.

 

Sai. Nhận định này sai. Hai hệ thống pháp luật này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau rất mật thiết. Pháp luật quốc tế định hướng và thúc đẩy hoàn thiện pháp luật quốc gia, và ngược lại, pháp luật quốc gia cũng góp phần vào sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.

d. Để giữ gìn hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền con người, chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, sắc tộc trên thế giới, Việt Nam luôn đề nghị các quốc gia tuân thủ một trong bảy nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

 

Đúng. Đoạn văn mô tả Việt Nam "kịp thời đưa ra các quan điểm phù hợp với lợi ích, chủ trương của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia... đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế." Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế (như cấm dùng vũ lực, bình đẳng chủ quyền, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình) là nền tảng để đạt được các mục tiêu này.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 2

Lời giải

Chọn B

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Đọc thông tin sau:

Tháng 7/1995, sau hành trình dài nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, một sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt diễn ra. Đêm 11/7 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Rạng sáng 12/7 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Quá khứ được gác lại, chương mới trong lịch sử hai nước mở ra. Nền tảng quan trọng cho phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ là sự khẳng định của hai bên về các nguyên tắc cơ bản, như tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

a. Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực hiện đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế khi phát triển quan hệ đối tác toàn diện.

b. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là kết quả của sự nỗ lực trong quá trình giải quyết xung đột bằng hòa bình.

c. Việt Nam không cần bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ bởi món nợ xâm lược trong lịch sử.

d. Phát triển quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam và Hoa Kỳ là việc riêng của hai nước, không cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

 Đọc thông tin sau:

Công tác pháp luật quốc tế của đất nước ta, trong đó có nhiệm vụ tham gia vào quá trình xây dựng các quy tắc pháp lý quốc tế và bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo pháp luật quốc tế do nhiều cơ quan, tổ chức trong nước thực hiện, trong đó mắt xích đóng vai trò cầu nối giữa pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế thuộc về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp Việt Nam đã tham gia đàm phán một khối lượng lớn các điều ước quốc tế, trong đó có những điều ước có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, như chủ trì đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, các công ước trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; tham gia đàm phán gia nhập WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả FTA thế hệ mới.

a. Pháp luật Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào pháp luật quốc tế.

b. Các quy tắc pháp lý quốc tế không đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam.

c. Việt Nam luôn tôn trọng và tích cực góp phần xây dựng các quy tắc pháp lý của pháp luật quốc tế.

d. Pháp luật quốc tế không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP