Câu hỏi:

24/07/2025 8 Lưu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CẢNH RỪNG VIỆT BẮC (*)

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay,

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa hạc cũ với xuân này.

(Theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5,  

NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.376.)

Chú thích (*): Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng Việt Bắc, lập căn cứ cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.

                                                                                                  

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

 Em hãy cho biết bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ em đã học (trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) cũng viết theo thể thơ này, ghi rõ tên tác giả?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Kể đúng tên 1 bài thơ cùng thể thơ, tác giả. Ví dụ: Thu điếu (Mùa thu câu cá, Nguyễn Khuyến)

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

a. Bài thơ làm theo luật bằng hay luật trắc? Vì sao?

b. Chỉ rõ cách gieo vần của bài thơ?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Bài thơ luật bằng: vì chữ thứ hai của câu thứ 1 là thanh bằng - “rừng

b. Vần: bài thơ gieo vần bằng ở chữ cuối các câu 1-2-4-6-8.  

Cụ thể: “hay - ngày - quay – say - này” – vần ay.

Câu 3:

 Mở đầu bài thơ, Bác viết “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Em hiểu nghĩa của từ “hay” ở câu thơ này như thế nào?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Cái “hay” trong câu thơ có thể hiểu là cảm xúc ngạc nhiên, thích thú của Bác trước thiên nhiên núi rừng Việt Bắc: đẹp, độc đáo, đầy hấp dẫn,…

(HS trả lời đúng 1 trong các ý là cho điểm)

Câu 4:

Tìm những từ ngữ miêu tả thiên nhiên ở rừng Việt Bắc. Em có nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người khi đứng trước thiên nhiên đó ?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Những từ ngữ miêu tả thiên nhiên ở rừng Việt Bắc: vượn hót, chim kêu, ngô, non xanh, nước biếc.

- Nhận xét về khung cảnh thiên nhiên: trong trẻo, tươi tắn, sinh động, có nhiều âm thanh và màu sắc,…

- Nhận xét về tâm trạng của con người khi đứng trước thiên nhiên đó: vui vẻ, lạc quan, yêu đời, hòa hợp với thiên nhiên,…

Câu 5:

Đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được sâu sắc nét đẹp tâm hồn và tấm gương đạo đức của Người. Qua hình ảnh Bác trong bài thơ trên, em rút ra được những bài học cuộc sống nào cho bản thân mình? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu)

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

1. Hình thức: đoạn văn, diễn đạt mạch lạc. Đảm bảo độ dài đúng yêu cầu.

2. Nội dung: HS có thể đưa ra một số bài học như sau:

- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Lối sống giản dị, không xa hoa, cầu kì.

- Luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, yêu cuộc sống.

- Tìm và tạo ra thú vui giữa cuộc sống khó khăn.

- Yêu quê hương đất nước. Sẵn sàng hi sinh vì đất nước, vì nhân dân…

(GV chấm điểm trên cơ sở tôn trọng ý kiến, quan điểm của học sinh. Không cho điểm với những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học:

Mở bài giới thiệu khái quát tác phẩm và cảm nhận chung; thân bài triển khai phân tích nội dung và nghệ thuật đặc sắc; kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh cần vận dụng tốt các thao tác phân tích, giải thích, lập luận. Học sinh có thể triển khai phân tích theo nhiều trình tự khác nhau (Ví dụ: 6 câu đầu - 2 câu cuối, hoặc từng cặp câu).

Lần lượt trình bày bài văn phân tích một tác phẩm thơ theo gợi ý sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc. 

- Nêu ý kiến chung về bài thơ.

2. Thân bài:

2.1. Khái quát được nội dung, chủ đề của bài thơ:

- Cuộc sống bình dị của Bác giữa cảnh núi rừng thiên nhiên tươi đẹp.

- Vẻ đẹp tâm hồn Bác: tình yêu thiên nhiên, sự lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

2.2. Phân tích nội dung:

Hai câu đề: Thể hiện cảm xúc về cảnh rừng Việt Bắc. 

- Từ ngữ “thật là hay” bày tỏ sự yêu mến, ngợi ca thiên nhiên.

- Hình ảnh thiên nhiên sống động qua tiếng vượn, chim kêu gợi cảnh gần gũi, bình dị.

Hai câu thực: Cuộc sống giản dị, thú vị nơi núi rừng.

- Hình ảnh “ngô nếp nướng”, “thịt rừng quay” thể hiện sự hoà hợp với thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc nhưng đầy tình người.

- Sự thân mật, thoải mái trong cách diễn đạt “chén” thay cho “ăn” gợi nét hài hước, gần gũi.

Hai câu luận: Cảm xúc vui say trước thiên nhiên, cuộc sống ở Việt Bắc.  

- Khai thác NT đối, liệt kê “Non xanh, nước biếc; Rượu ngọt, chè xanh”, “tha hồ dạo, mặc sức say” làm nổi bật sự phong phú của đời sống vật chất lẫn tinh thần, tâm trạng lạc quan, vui say trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác.

Hai câu kết: Niềm tin và tinh thần lạc quan về tương lai cách mạng.

- Câu thơ “Kháng chiến thành công ta trở lại” thể hiện niềm tin tưởng vào thắng lợi của dân tộc, kết hợp với hình ảnh “trăng xưa”, “hạc cũ” tạo nên bức tranh vừa hiện thực, vừa thơ mộng.

- Kết thúc bài thơ, âm hưởng thơ lại càng tươi vui và bay bổng. Nghĩ đến ngày kháng chiến thành công, Bác dự cảm trở lại cảnh rừng Việt Bắc, sẽ gặp lại vầng trăng tri kỉ năm xưa, sẽ gặp lại cảnh xuân nơi núi rừng bao năm gắn bó.  

2.3. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật:  

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục chặt chẽ, hài hòa. Cách gieo vần, đối câu và sử dụng nhịp điệu tạo cảm giác mượt mà, uyển chuyển.

- Ngôn ngữ trong thơ của Bác rất giản dị, tự nhiên nhưng đầy cảm xúc, hình ảnh sinh động, tươi sáng, hình ảnh tả thực kết hợp với ước lệ.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã thể hiện sâu sắc tình yêu của Bác đối với núi rừng Việt Bắc…

3. Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với nội dung phân tích; diễn đạt mới mẻ, có cảm xúc.

Lời giải

a. Bài thơ luật bằng: vì chữ thứ hai của câu thứ 1 là thanh bằng - “rừng

b. Vần: bài thơ gieo vần bằng ở chữ cuối các câu 1-2-4-6-8.  

Cụ thể: “hay - ngày - quay – say - này” – vần ay.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP