Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[...] Trần Quốc Tuấn ra lệnh cho đạo quân bộ lên đường. Khi các cánh quân bắt đầu chuyển, Trần Quốc Tuấn cũng xuống bến thuyền. Ngoài cửa bến, Trần Quốc Tuấn thấy Chiêu Minh vương đứng chờ ông ở đó. Sau lưng Trần Quang Khải là Trương Hán Siêu cùng các thư nhi hai phủ Chiêu Minh, Hưng Đạo. Hai vị tướng tài cầm lấy tay nhau và im lặng ngắm nhau. Nhân Tông bảo Trần Quang Khải:
- Chú Chiêu Minh không chúc bác Hưng Đạo vài lời đi.
Trần Quang Khải tươi cười nói:
- Tâu bệ hạ, Quốc công ra quân trận này chắc thắng, thần chỉ xin tặng Quốc công vật mọn này nhân lúc lên đường.
Vật tặng của Trần Quang Khải là tập thơ Lạc Đạo, gồm những bài ông làm những năm gần đây và do chính tay Chiêu Minh vương chép theo bốn kiểu chữ chân, thảo, triện, lệ. Ông nói với Hưng Đạo vương:
- Ba quân đã trẩy, xin mời Quốc công lên thuyền.
Trần Quốc Tuấn vái Nhân Tông mười hai vái rồi quay sang Trần Quang Khải:
- Hịch đã viết xong. Phiền Thượng tướng quân sai truyền đi các lộ ngay đêm nay.
Hai người nhìn nhau chăm chú và cùng thoáng mỉm cười. Từ đài cao, Dã Tượng đường hoàng giương cao ngọn cờ tiết chế đi xuống bến. Yết Kiêu đã đứng đón sẵn ở đấy. Dã Tượng trao cán cờ tiết chế cho Yết Kiêu. Họ không nói với nhau một lời nào nhưng bốn mắt nhìn nhau đăm đắm như đang truyền cho nhau tình cảm dạt dào. Trần Quốc Tuấn chờ Yết Kiêu cắm lá cờ tiết chế thật thẳng rồi ra lệnh nhổ sào. Thuyền tướng từ từ kéo buồm. Khi con thuyền bắt đầu chuyển, Nhân Tông để hai tay vào đuôi thuyền khẽ đẩy. Thuyền tướng rời bến. Mặt sông la liệt buồm và cờ. Đội trống đánh nhịp xuất quân. Tiếng trống thì thùng thì thùng rạo rực. Quân chèo thuyền cất cao giọng: “Dô hò... này khoan ới hò khoan. Dô hò... này lời hẹn thệ sư Cùng ỳ... nhau ý a...” Tiếng hò náo nức lòng người xiết bao. Trần Quốc Tuấn lên mui thuyền. Sông bao la chan hòa ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu.
(Trích: Trên sông truyền hịch - Hà Ân, NXB Kim Đồng)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[...] Trần Quốc Tuấn ra lệnh cho đạo quân bộ lên đường. Khi các cánh quân bắt đầu chuyển, Trần Quốc Tuấn cũng xuống bến thuyền. Ngoài cửa bến, Trần Quốc Tuấn thấy Chiêu Minh vương đứng chờ ông ở đó. Sau lưng Trần Quang Khải là Trương Hán Siêu cùng các thư nhi hai phủ Chiêu Minh, Hưng Đạo. Hai vị tướng tài cầm lấy tay nhau và im lặng ngắm nhau. Nhân Tông bảo Trần Quang Khải:
- Chú Chiêu Minh không chúc bác Hưng Đạo vài lời đi.
Trần Quang Khải tươi cười nói:
- Tâu bệ hạ, Quốc công ra quân trận này chắc thắng, thần chỉ xin tặng Quốc công vật mọn này nhân lúc lên đường.
Vật tặng của Trần Quang Khải là tập thơ Lạc Đạo, gồm những bài ông làm những năm gần đây và do chính tay Chiêu Minh vương chép theo bốn kiểu chữ chân, thảo, triện, lệ. Ông nói với Hưng Đạo vương:
- Ba quân đã trẩy, xin mời Quốc công lên thuyền.
Trần Quốc Tuấn vái Nhân Tông mười hai vái rồi quay sang Trần Quang Khải:
- Hịch đã viết xong. Phiền Thượng tướng quân sai truyền đi các lộ ngay đêm nay.
Hai người nhìn nhau chăm chú và cùng thoáng mỉm cười. Từ đài cao, Dã Tượng đường hoàng giương cao ngọn cờ tiết chế đi xuống bến. Yết Kiêu đã đứng đón sẵn ở đấy. Dã Tượng trao cán cờ tiết chế cho Yết Kiêu. Họ không nói với nhau một lời nào nhưng bốn mắt nhìn nhau đăm đắm như đang truyền cho nhau tình cảm dạt dào. Trần Quốc Tuấn chờ Yết Kiêu cắm lá cờ tiết chế thật thẳng rồi ra lệnh nhổ sào. Thuyền tướng từ từ kéo buồm. Khi con thuyền bắt đầu chuyển, Nhân Tông để hai tay vào đuôi thuyền khẽ đẩy. Thuyền tướng rời bến. Mặt sông la liệt buồm và cờ. Đội trống đánh nhịp xuất quân. Tiếng trống thì thùng thì thùng rạo rực. Quân chèo thuyền cất cao giọng: “Dô hò... này khoan ới hò khoan. Dô hò... này lời hẹn thệ sư Cùng ỳ... nhau ý a...” Tiếng hò náo nức lòng người xiết bao. Trần Quốc Tuấn lên mui thuyền. Sông bao la chan hòa ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu.
(Trích: Trên sông truyền hịch - Hà Ân, NXB Kim Đồng)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?
Quảng cáo
Trả lời:
Câu chuyện dựa trên bối cảnh sự kiện lịch sử: quân dân nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chông giặc Nguyên Mông xâm lược.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hãy liệt kê các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích trên.
Hãy liệt kê các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo, Chiêu Minh vương – Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, vua Trần Nhân Tông, Dã Tượng, Yết Kiêu.
Câu 3:
Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Sông bao la chan hòa ánh nắng”.
Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Sông bao la chan hòa ánh nắng”.
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ đảo ngữ “chan hòa ánh nắng”;
- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp không gian lễ xuất quân, thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng.
Câu 4:
Chi tiết “Tiếng hò náo nức lòng người xiết bao. Trần Quốc Tuấn lên mui thuyền. Sông bao la chan hòa ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu.” giúp em hiểu gì về nhân vật Trần Quốc Tuấn?
Chi tiết “Tiếng hò náo nức lòng người xiết bao. Trần Quốc Tuấn lên mui thuyền. Sông bao la chan hòa ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu.” giúp em hiểu gì về nhân vật Trần Quốc Tuấn?
Lời giải của GV VietJack
- Chi tiết “Tiếng hò náo nức lòng người xiết bao. Trần Quốc Tuấn lên mui thuyền. Sông bao la chan hòa ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu” ở cuối đoạn trích, miêu tả cảnh, tả tâm hồn của Trần Quốc Tuấn trong buổi ra quân diệt giặc Nguyên Mông.
- Giúp ta hiểu về nhân vật Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị tướng tài giỏi mà còn là bậc trung quân ái quốc, trọng chữ tín, có quyết tâm cao, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, luôn tin tưởng vào chiến thắng của quân ta.
Câu 5:
Từ văn bản, em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay. (Trả lời khoảng 3-5 câu).
Từ văn bản, em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay. (Trả lời khoảng 3-5 câu).
Lời giải của GV VietJack
Học sinh nêu được suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay:
- Khẳng định tuổi trẻ dù ở bất cứ thời nào cũng đều phải có trách nhiệm với non sông, đất nước. Tuổi trẻ xưa, khi đất nước có chiến tranh: chăm chỉ luyện tập; sẵn sàng đánh giặc mà không cần đợi tuổi; sẵn sàng tham gia quân đội khi đủ tuổi, tin tưởng vào lãnh tụ chân chính…
- Tuổi trẻ hôm nay được sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đất nước hòa bình, được sống và hưởng thụ những thành quả mà biết bao thế hệ cha ông đã đổi lấy bằng cả xương máu và trí tuệ, cần:
+ Nhận thức rõ trách nhiệm với Tổ quốc, chăm chỉ học tập và rèn đức luyện tài; tích cực tham gia các phong trào yêu nước, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ..
+ Khi đất nước có khó khăn, cần hướng về Tổ quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc,...
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 7 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn tự sự.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi đáng nhớ của mình đến một danh thắng nổi tiếng trên đất nước ta.
c. Triển khai nội dung bài văn:
Có thể viết bài theo hướng sau:
- Mở bài: Giới thiệu được về chuyến tham quan; lựa chọn đúng di tích lịch sử, văn hóa.
- Thân bài:
+ Nêu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử văn hóa; bày tỏ được cảm xúc của người viết.
+ Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi...) Có miêu tả những điều quan sát thấy và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về di tích lịch sử, văn hóa.
+ Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc, di vật...)
+ Khẳng định được vai trò, giá trị của danh thắng.
- Kết bài: Kết thúc chuyến đi. Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của chuyến đi với bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Cách diễn đạt độc đáo, kết hợp tốt các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Lời giải
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn nghị luận.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nêu cảm nghĩ về bài thơ Khúc dân ca (Nguyễn Duy)
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.
Bài thơ Khúc dân ca thể hiện tình cảm gắn bó, mến yêu tha thiết của Nguyễn Duy với khúc dân ca - truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.
* Thân đoạn: Bày tỏ cảm nghĩ về bài thơ.
- Cảm nghĩ về nội dung: Cảm hứng của bài thơ được gợi ra từ hình ảnh cánh cò trong câu quan họ. Nhân vật trữ tình là một người lính đang chiến đấu xa quê hương, câu hát về cánh cò gợi nhớ hương đồng - nỗi nhớ quê hương da diết. Từ cánh cò gợi nhớ, gợi thương, nhân vật trữ tình đã nghĩ về sức sống bền bỉ vượt thời gian, trường tồn vĩnh cửu của những giá trị tinh thần gợi ra từ câu hát: Nghìn năm trên dải đất này/ Cũ sao được cánh cò bay la đà/ Cũ sao được sắc mây sa/ Cũ sao được khúc dân ca quê mình. Bài thơ khép lại bằng những lời khẳng định đầy tự hào về câu hát quê hương. Như một chân lí bất diệt: cò bay bằng cánh, lúa thơm bằng phấn hương lành, mây bay bằng gió; còn ta hát bằng lời của ta. Ba tiếng lời của ta vang lên tự hào biết mấy. Câu dân ca là điệu hồn dân tộc, con người Việt Nam sẽ mãi giữ gìn lời ca ấy như giữ gìn bảo vệ từng tấc đất ông cha.
- Cảm nghĩ về một số đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ lục bát với vần nhịp uyển chuyển, nhịp nhàng. Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị vừa là biểu tượng cho quê hương đất nước tươi đẹp, vừa là hình ảnh đặc trưng của những câu hát dân ca: cánh cò, mây, hương lúa, núi non. Lớp từ láy tượng hình kết hợp với giai điệu hát ru quen thuộc Con cò bay lả bay la gợi liên tưởng bài thơ cũng là một khúc dân ca quê mình. Các biện pháp tu từ đặc sắc đã tạo sự liên kết, nhịp điệu nhịp nhàng từ đó làm nổi bật giá trị vượt thời gian của những khúc hát dân ca.
* Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ.
Bài thơ là lời ca cất lên từ tình yêu tha thiết với khúc hát quê hương qua những dấu hiệu nghệ thuật tiêu biểu của thể thơ dân tộc. Khúc dân ca bồi đắp trong ta niềm tự hào về những giá trị văn hoá tinh thần ngàn đời của dân tộc.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo:
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.