Câu hỏi:

25/07/2025 12 Lưu

 Doanh nghiệp M là doanh nghiệp có uy tín trong ngành xây dựng  với những dự án nhà ở hiện đại, quy mô lớn. Doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi thực hiện các công trình xây dựng. Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp có chuyên môn, năng lực sáng tạo và được hưởng chế độ đãi ngộ thích đáng nên có những đóng góp to lớn  cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chất lượng các công trình xây dựng được bảo đảm đúng cam kết, hoàn thành đúng tiến độ và thỏa mãn hợp lý các nhu cầu và lợi ích khách hàng.

a. Doanh nghiệp M đã thực hiện trách nhiệm xã hội như thế nào?

b. Ý nghĩa việc thực hiện các trách nhiệm xã hội đó của doanh nghiệp là gì?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a/ Doanh nghiệp M đã thực hiện trách nhiệm xã hội như thế nào?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

-Trách nhiệm kinh tế: đầu tư tối ưu quy trình vận hành dẫn đến tiết kiệm chỉ phí sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lí, tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng, tạo cho họ cơ hội phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng,

- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật vê thuê, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường, đối xử công bằng, khách quan với người lao động.

- Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo, giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng.

Doanh nghiệp M đã thực hiện trách nhiệm: Trách nhiệm đạo đức, kinh tế.

 Về trách nhiệm đạo đức:

+ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi thực hiện các công trình xây dựng;

Về trách nhiệm kinh kế:

+ Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp có chuyên môn, năng lực sáng tạo và được hưởng chế độ đãi ngộ thích đáng;

+ Chất lượng các công trình xây dựng được bảo đảm đúng cam kết, hoàn thành đúng tiến độ và thỏa mãn hợp lý các nhu cầu và lợi ích khách hàng.

b) Ý nghĩa việc thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp: Khách hàng ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực, tăng lòng trung thành của khách hàng.

- Tăng cường mối quan hệ với cộng đồng: Doanh nghiệp sẽ được cộng đồng đón nhận và hỗ trợ nhiều hơn.

- Thu hút nhân tài: Những người tài năng thường muốn làm việc cho các doanh nghiệp có giá trị chia sẻ.

- Phát triển bền vững: trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững.

- Tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh: trách nhiệm xã hội thể hiện sự tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ bản thân nếu trở thành chủ doanh nghiệp:

-Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

-Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình.

- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyên lợi, niềm tin của người tiêu dùng, kêt hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng.

- Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Nội dung

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

-Trách nhiệm kinh tế: đầu tư tối ưu quy trình vận hành dẫn đến tiết kiệm chỉ phí sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lí, tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng, tạo cho họ cơ hội phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng,

- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật vê thuê, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường, đối xử công bằng, khách quan với người lao động.

- Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo, giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và doanh nghiệp.

+ Đối với doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo dựng tên tuổi, hình ảnh xã hội của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 

+ Đối với xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đây sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường.

Trong tình huống trên, doanh nghiệp X đang thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cụ thể thực hiện trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức

- Trách nhiệm kinh tế: Doanh nghiệp quan tâm tạo việc làm thường xuyên cho người lao động với mức lương thưởng xứng đáng và xây dựng một môi trường lao động an toàn, thông thoáng, bảo đảm sức khỏe; tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng theo cam kết; Tạo ra năng xuất lao động cao.

- Trách nhiệm pháp lý:

+ Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng theo cam kết

+ Thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng hạn.

- Trách nhiệm đạo đức: Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm không gây hại cho xã hội, luôn đảm bảo chất lượng theo cam kết.

Việc doanh nghiệp X thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã có ý nghĩa quan trọng không chỉ cđối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với xã hội

- Đối với xã hội: Việc doanh nghiệp X thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững khi doanh nghiệp chú trọng việc tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng theo cam kết; tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động...

- Đối với doanh nghiệp X: Tạo được niềm tin với khách hàng về chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao.

Liên hệ: Đồng tình với hành động của doanh nghiệp X khi thực hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội

* Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm:

-Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyên lợi, niềm tin của người tiêu dùng, kêt hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng

-Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình

- Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp

Lời giải

Nội dung 

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và doanh nghiệp.

+ Đối với doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo dựng tên tuổi, hình ảnh xã hội của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 

+ Đối với xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đây sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường.

- Một số thách thức các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Nhận thức của người tiêu dùng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như các hành vi đạo đức doanh nghiệp còn khá hạn chế.

Một số cơ quan truyền thông có nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ, nên việc thông tin có những sai lệch, càng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng trong ứng xử với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững.

Thiếu nguồn lực và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong nước lấy lợi ích kinh tế làm tối thượng, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, thu lợi bất chính, đồng thời bắt xã hội phải gánh chịu những thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe gấp nhiều lần so với mối lợi ngắn hạn mà doanh nghiệp thu được.

Vẫn còn tồn tại quan niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ dành cho tập đoàn lớn, đa quốc gia”, “ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thứ xa xỉ của các nước phát triển, không phù hợp với các nước đang phát triển”.

Thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, số người được đào tạo chuyên nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế.

* Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm:

-Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyên lợi, niềm tin của người tiêu dùng, kêt hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng.

-Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình.

- Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Kể từ năm 2025, hàng nghìn doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các doanh nghiệp đang ứng dụng nhiều mô hình khác nhau trong chuỗi hành động với vấn đề biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Công ty V là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chuẩn hóa phương pháp đo lường và kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 cho hoạt động sản xuất và chăn nuôi. Việc đo lường, kiểm kê khí nhà kính theo chuẩn mực không chỉ giúp Công ty V tìm ra nhiều cơ hội giảm phát thải mà còn khẳng định trách nhiệm và định hướng không ngừng cải tiến, hướng đến minh bạch, chính xác và khách quan nhất. Đối với Công ty CP Công nghệ cao T, để vận hành hệ thống lò hơi 24/24, công ty dùng nguyên liệu đầu vào là viên nén mùn cưa thay cho than cám. Nhờ có hoạt động kiểm kê, lần đầu tiên công ty đã xác định được lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động này khoảng 6.000 tấn khí và là nguồn phát thải lớn nhất của công ty. Đây cũng là cơ sở quan trọng để công ty đổi mới công nghệ thích nghi với quy định mới về phát thải khí nhà kính.

Câu hỏi: Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến những trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp. Em hãy nêu ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm đó đối với xã hội và doanh nghiệp.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP