10 bài tập ôn thi HSG KTPL 12 Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có lời giải
10 người thi tuần này 4.6 10 lượt thi 10 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
15 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án (Phần 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Kinh tế và Pháp luật (Đề số 12)
47 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
72 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 7: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Kinh tế và Pháp luật (Đề số 11)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
a/ Doanh nghiệp M đã thực hiện trách nhiệm xã hội như thế nào?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
-Trách nhiệm kinh tế: đầu tư tối ưu quy trình vận hành dẫn đến tiết kiệm chỉ phí sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lí, tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng, tạo cho họ cơ hội phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng,
- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật vê thuê, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường, đối xử công bằng, khách quan với người lao động.
- Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo, giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng.
Doanh nghiệp M đã thực hiện trách nhiệm: Trách nhiệm đạo đức, kinh tế.
Về trách nhiệm đạo đức:
+ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi thực hiện các công trình xây dựng;
Về trách nhiệm kinh kế:
+ Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp có chuyên môn, năng lực sáng tạo và được hưởng chế độ đãi ngộ thích đáng;
+ Chất lượng các công trình xây dựng được bảo đảm đúng cam kết, hoàn thành đúng tiến độ và thỏa mãn hợp lý các nhu cầu và lợi ích khách hàng.
b) Ý nghĩa việc thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp: Khách hàng ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực, tăng lòng trung thành của khách hàng.
- Tăng cường mối quan hệ với cộng đồng: Doanh nghiệp sẽ được cộng đồng đón nhận và hỗ trợ nhiều hơn.
- Thu hút nhân tài: Những người tài năng thường muốn làm việc cho các doanh nghiệp có giá trị chia sẻ.
- Phát triển bền vững: trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững.
- Tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh: trách nhiệm xã hội thể hiện sự tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ bản thân nếu trở thành chủ doanh nghiệp:
-Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
-Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình.
- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyên lợi, niềm tin của người tiêu dùng, kêt hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng.
- Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp.
Lời giải
Nội dung |
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. |
Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: -Trách nhiệm kinh tế: đầu tư tối ưu quy trình vận hành dẫn đến tiết kiệm chỉ phí sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lí, tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng, tạo cho họ cơ hội phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, |
- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật vê thuê, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. |
- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường, đối xử công bằng, khách quan với người lao động. |
- Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo, giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng. |
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và doanh nghiệp. |
+ Đối với doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo dựng tên tuổi, hình ảnh xã hội của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp |
+ Đối với xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đây sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. |
- Ý kiến này phản ánh thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vừa cho thấy nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vừa cho thấy vẫn còn những doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. |
- Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thể hiện: Một số doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội một cách tích cực, như đóng góp vào cộng đồng, hỗ trợ xã hội và bảo vệ môi trường ( thực hiện trách nhiệm nhân văn, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý) |
- Một số doanh nghiệp đang không thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cụ thể trong tình huống trên là không thực hiện trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý. |
- Không thực hiện trách nhiệm pháp lý: không tuân thủ đúng mức các quy định về môi trường và an toàn thực phẩm; |
- Không thực hiện đúng trách nhiệm đạo đức: Không đảm bảo an toàn thực phẩm khi cung cấp cho người tiêu dung |
- Những hành động này không chỉ gây tổn hại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng mà còn đặt ra một số thách thức lớn đối với lòng tin của khách hàng và cả xã hội đối với doanh nghiệp trong nước; |
- Nếu doanh nghiệp không thể đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và môi trường, họ có thể gặp phải sự phản đối và sự phê phán từ cộng đồng và chính phủ, cũng như mất đi lòng tin từ khách hàng; |
- Do đó, để xây dựng một doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững, không chỉ cần tập trung vào mục tiêu kinh doanh mà còn cần phải coi trọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội và duy trì đạo đức kinh doanh; |
- Chính sách và quy định pháp lý cần được thực thi mạnh mẽ để đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp đều tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến môi trường, an toàn thực phẩm và các vấn đề xã hội khác; - Đồng thời, việc tăng cường giám sát và công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng lòng tin từ cộng đồng và khách hàng. |
Lời giải
Nội dung |
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. |
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và doanh nghiệp. |
+ Đối với doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo dựng tên tuổi, hình ảnh xã hội của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp |
+ Đối với xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đây sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. |
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm của chính doanh nghiệp mà còn là một nhiệm vụ quan trọng mà cả Nhà nước và xã hội cần phối hợp thúc đẩy. |
* Vai trò của Nhà nước: - Quy định và pháp luật: Nhà nước có trách nhiệm thiết lập và thúc đẩy việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc ban hành các luật, quy đinh pháp lý cụ thể. |
- Giám sát và kiểm tra: Nhà nước phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn lao động, và các vấn đề xã hội khác thông qua việc tiến hành kiểm tra và giám sát định kỳ. |
-Khuyến khích và thúc đẩy: Nhà nước có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các chính sách khuyến khích như ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính cho các dự án có tác động tích cực đến cộng đồng và môi trường. |
* Vai trò của doanh nghiệp: - Thực hiện trách nhiệm xã hội: Doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và sản phẩm. |
- Tạo ra giá trị xã hội: Các doanh nghiệp cần không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn tạo ra giá trị xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội. |
- Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần phải thúc đẩy trách nhiệm trong tổ chức, từ quản lý đến nhân viên. |
Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đòi hỏi sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước cần thiết lập cơ chế quản lý và khuyến khích, trong khi doanh nghiệp cần thực hiện và tạo ra giá trị xã hội trong quá trình kinh doanh. Sự hợp tác này sẽ giúp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. |
* Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm: -Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. |
-Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình. |
- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyên lợi, niềm tin của người tiêu dùng, kêt hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng. |
- Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. |
Lời giải
Nội dung |
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. |
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và doanh nghiệp. |
+ Đối với doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo dựng tên tuổi, hình ảnh xã hội của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp |
+ Đối với xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đây sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. |
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực cạnh tranh và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, việc thực hiện trách nhiệm xã hội vẫn là một phần quan trọng của hoạt động của hoạt động kinh doanh. |
Một số cách các doanh nghiệp có thể tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội trong khi vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh doanh bền vững: |
- Tích hợp trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh: Các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh có tính bền vững bằng cách tích hợp trách nhiệm xã hội vào các quyết định chiến lược và quy trình kinh doanh hàng ngày. Việc này giúp đảm bảo rằng mục tiêu trách nhiệm xã hội được coi là một phần quan trọng của sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. |
- Tập trung vào các vấn đề cụ thể: Các doanh nghiệp có thể chọn tập trung vào một số vấn đề xã hội cụ thể phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình như: bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng địa phương, hoặc thúc đẩy công bằng và đạo đức trong chuỗi cung ứng. |
- Xây dựng đối tác và hợp tác với cộng đồng: Các doanh nghiệp có thể tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng và các bên liên quan khác để thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội. Sự hợp tác này không chỉ giúp tăng cường tác động mà còn tạo ra cơ hội hợp tác mới và tăng cường uy tín của doanh nghiệp. |
- Thông tin và minh bạch: Các doanh nghiệp nên tăng cường minh bạch về hoạt động kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình. Việc công bố thông tin minh bạch giúp tạo ra lòng tin từ phía khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng, đồng thời tăng cường giám sát từ phía công chúng. |
- Đầu tư vào phát triển bền vững: Các doanh nghiệp có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội bằng cách đầu tư vào các dự án và công nghệ có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong tương lai. |
* Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm: -Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. -Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình. |
- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyên lợi, niềm tin của người tiêu dùng, kêt hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng. - Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. |
Lời giải
Nội dung |
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. |
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội và doanh nghiệp. |
+ Đối với doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo dựng tên tuổi, hình ảnh xã hội của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp |
+ Đối với xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thúc đây sự phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. |
- Một số thách thức các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: |
Nhận thức của người tiêu dùng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như các hành vi đạo đức doanh nghiệp còn khá hạn chế. |
Một số cơ quan truyền thông có nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ, nên việc thông tin có những sai lệch, càng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng trong ứng xử với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững. |
Thiếu nguồn lực và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong nước lấy lợi ích kinh tế làm tối thượng, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, thu lợi bất chính, đồng thời bắt xã hội phải gánh chịu những thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe gấp nhiều lần so với mối lợi ngắn hạn mà doanh nghiệp thu được. |
Vẫn còn tồn tại quan niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ dành cho tập đoàn lớn, đa quốc gia”, “ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thứ xa xỉ của các nước phát triển, không phù hợp với các nước đang phát triển”. |
Thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, số người được đào tạo chuyên nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế. |
* Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân có trách nhiệm: -Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. |
- Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyên lợi, niềm tin của người tiêu dùng, kêt hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng. |
-Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình. |
- Cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. |
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.