Câu hỏi:
13/07/2024 9,969Đọc bài thơ trong SGK trang 165 và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đầu hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ(a) chăm nghề học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
(Lê Quý Đôn)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lối chơi chữ dùng các từ gần nghĩa: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có nghĩa chỉ các loại rắn
+ Lối chơi chữ thứ hai sử dụng hiện tượng đồng âm:
+ Liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ), nhẹ, chậm yếu (tính từ)
+ Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ), chỉ tính chất cứng (tính từ): cứng rắn, cứng đầu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo (báo Hoa học trò, Thiếu niên tiền phong, Văn nghệ,…)
Câu 2:
Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?
– Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
– Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp
Câu 3:
Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này?
Câu 4:
Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ bày tỏ lòng cảm ơn như sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
Trong bài thơ này, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
Câu 5:
Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
Câu 6:
Ngoài lối chơi chữ như đã dẫn ở mục I, còn những lối chơi chữ khác. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu trong SGK trang 164.
về câu hỏi!