Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhân vật Phương Định:
- Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường dữ dội, khốc liệt
+ Vào chiến trường ba năm quen với thử thách, hiểm nguy, một ngày đối diện với cái chết nhưng ở cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng
+ Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ trinh sát, dành tình cảm đặc biệt cho những người chiến sĩ cô gặp hằng đêm trên trọng điểm con đường vào mặt trận
+ Cô ý thức được vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn của mình
+ Những lần phá bom, mặc dù không khí chứa đựng sự căng thẳng, nhưng Phương Định vẫn dũng cảm, hành động phá bom dứt khoát, dũng cảm
- Là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, luôn nhớ và yêu Hà Nội
→ Phương Định là cô gái trẻ, cá tính, có lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao với công việc
- Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, cùng cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung và sinh động đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
Câu 2:
Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
Câu 3:
Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.
Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:
- Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.
- Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.
- Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện
Câu 4:
Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 6:
Kể tóm tắt nội dung truyện.
Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
về câu hỏi!