Câu hỏi:
12/07/2024 1,305Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
“Mùa xuân nho nhỏ” có cấu tạo danh từ (mùa xuân) kết hợp với tính từ (nho nhỏ) tạo ra sự hòa kết độc đáo mang ẩn dụ sáng tạo, giàu ý nghĩa góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, cùng ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.
+ Mùa xuân: mang nghĩa thực, chỉ mùa khởi đầu của năm, đây là mùa của sự sinh sôi, phát triển.
+ Mùa xuân còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi chỉ những thứ đẹp, tinh túy nhất của sự sống và cuộc đời mỗi người, mùa xuân còn tượng trưng cho tuổi trẻ, trí tuệ và sức trẻ nhiệt huyết.
+ Từ láy nho nhỏ thể hiện sự giản dị, khiêm nhường.
→ Đặt nhan đề tác phẩm là “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả muốn thể hiện sự khiêm nhường, chân thành trong nguyện ước giản dị và tha thiết được cống hiến sức của mình vào những điều tốt đẹp của đất nước. Nhan đề cũng thể hiện sự hòa quyện cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?
Câu 2:
b. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Biện pháp tu từ đó đã cho em cảm nhận gì về ý nghĩa khổ thơ đó?
Câu 3:
Phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai khổ thơ :
Ta làm con chim hót….Dù là khi tóc bạc
Câu 4:
c. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ, từ đó liên hệ tới mối quan hệ với tác phẩm.
Câu 5:
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau.
Câu 6:
Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả?
Câu 7:
Hãy nêu ý nghĩa và nhận xét sự lặp lại, biến đổi của những chi tiết, hình ảnh, đại từ trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư.
về câu hỏi!