Câu hỏi:
13/07/2024 1,114Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yêu, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ờ nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.
Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co. thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.
Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.
Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.
Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.
Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đặt một vài câu kể để:
a) Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.
b) Tả chiếc bút em đang dùng.
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d) Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.
Câu 3:
Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn .
a) Nếu bạn em choi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.
Câu 4:
Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Theo TẠ DUY ANH
Câu 6:
Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!