Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” trong bài “Đọc Tiểu Thanh kí” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?
Quảng cáo
Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh.
+ Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả
– Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh (chữ tài gần với chữ tai một vần).
+ Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…
+ Nỗi hận kéo dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.
– Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.
⇒ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.
Qua bài “Đọc Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong “Đọc Tiểu Thanh Kí” của Nguyễn Du.
Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ khi bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” khép lại?
Nêu vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài “Đọc Tiểu Thanh kí”
về câu hỏi!