Câu hỏi:
12/07/2024 1,195Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết trong đoạn trích “Trao duyên”. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
•Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan.
•Ý nghĩa:
•Nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt (“Rưới xin chén nước cho người thác oan”). Đây chính là tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu, gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm thương cảm sâu sắc.
•Làm nên giá trị nhân đạo, không chỉ thể hiện sự đau đớn thương cảm với Thúy Kiều mà còn thể hiện sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vì sao Kiều cho mình là người “mệnh bạc” trong đoạn trích “Trao duyên”?
Câu 2:
Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”.
Câu 3:
Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ của Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” khi dùng những lí lẽ trao duyên.
Câu 4:
Theo em hiểu “của chung” khác “của tin” như thế nào? Trong đoạn trích “Trao duyên”, Kiều trao kỉ vật trong tâm trạng ra sao?
Câu 5:
Hành động “lạy” của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” có ý nghĩa gì?
Câu 6:
Trong đoạn trích “Trao duyên”, Kiều đã nhắc đến những lí lẽ nào để trao duyên?
về câu hỏi!