Câu hỏi:
02/11/2019 586Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,07. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 4,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Khi cho NaOH, hay Ca(OH)2 dư tác dụng 1/2 dd X, đều xảy ra phản ứng:
HCO3- + OH- → CO32- + H2O.(1)
Ca2+ + CO32- → CaCO3.(2)
Khi tác dụng Ca(OH)2 dư thì do Ca2+ và OH- dư nên n(↓ phần 2) = n(HCO3-) = 4,5/100= 0,045 mol.
Khi tác dụng NaOH dư, do OH- dư nên HCO3- phản ứng hết. với n(HCO3-) = 0,045. Trong khi n(↓ phần 1) = 2/100 = 0,02 < 0,045
⇒ kết tủa tính theo Ca2+ với n(Ca2+) = n(↓ phần 1) = 0,02 mol.
Bảo toàn điện tích ( trong 1/2 dd) → n(Na+) + 2n(Ca2+)=n(HCO3-) + n(Cl-)
=> n(Na+) = 0,045 + 0,035- 0,02.2= 0,04 mol
Khi đun sôi thu được muối chứa Na+( tính trong 1/2 dd): 2HCO3- → CO32- + CO2+ H2O
0,04 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,035 mol Cl-; 0,045/2 CO32-.
Khi nung nóng:
Ca2+ + CO32- → CaCO3
Ban đầu 0,02 0,0225
Sau phản ứng - 0,0025 0,02
CaCO3 → CaO + CO2
0,02 → 0,02
Chất rắn gồm: 0,04 mol Na+; 0,0025 mol CO32-; 0,035 mol Cl- và 002 mol CaO
→ m =2.( 0,04.23 + 0,0025.60 + 0,035.35,5 + 0,02.56) = 6,865 gam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là
Câu 4:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục NH3 dư vào dung dịch AgNO3.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho hỗn hợp Ba và Al2O3 theo tỉ lệ mol 1:1 vào nước dư.
(d) Cho dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl.
(e) Cho bột Cu và FeCl3 theo tỉ lệ mol 1 : 1 vào nước dư.
(f) Cho FeBr2 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 dư.
(g) Sục khí NH3 dư vào dung dịch NaCrO2.
(h) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và Cu (tỉ lệ mol 1:3) vào dung dịch HCl loãng dư.
(i) Cho dung dịch Na2S dư vào dung dịch CaCl2.
(j) Cho 1 mol Al, 1 mol Zn vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm sau khi kết thúc còn lại chất rắn không tan là
Câu 5:
Hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O và K2O. Hòa tan hoàn toàn 25,7 gam X vào nước, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 22,4 gam KOH. Hòa tan hết 0,4 mol H3PO4 vào Y, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Câu 6:
Cho các nhận định sau:
(1) Nhôm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
(2) Các kim loại kiềm thổ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
(3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(4) Thành phần cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gang xám.
(5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất và bảo vệ thép.
(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải.
(7) Các kim loại kiềm dễ cháy trong oxi khi đốt, chỉ tạo thành các oxit.
(8) Ở nhiệt độ cao, các kim loại đứng trước H đều khử được H2O.
Số nhận định đúng là:
Câu 7:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(b) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.
(c) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.
(d) Đốt bột Fe trong khí oxi.
(e) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(f) Nung nóng Cu(NO3)2.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 15. Thế điện cực và nguồn điện hóa học có đáp án
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 16. Điện phân có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Bài 12: Điện phân có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 4: Polymer
2.3. Xác định số đipeptit. Xác định số tripeptit
So sánh nhiệt độ sôi
về câu hỏi!