Câu hỏi:
06/11/2019 1,017Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A chi phối thân cao là trội hoàn toàn so với alen a chi phối thân thấp; alen B chi phối hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b chi phối hoa trắng, kiểu gen Bb cho kiểu hình hoa hồng. Hai cặp alen trên phân li độc lập với nhau. Thực hiện phép lai (P) thuần chủng thâncao, hoa trắng laivới thân thấp, hoa đỏ được F1, cho F1 tự thụ được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, cho các phát biểu sau đâyvề sự di truyền của 2 tính trạng kể trên:
I. Tất cả các cây thân thấp, hoa đỏ tạo ra ở F2 đều thuần chủng.
II. Ở F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa hồng.
III. Không cần phép lai phân tích có thể biết được kiểu gen của các cá thể ở F2.
IV. Lấy từng cặp cây F2 giao phấn với nhau, có 8 phép lai khác nhau mà chiều cao cây cho tỉ lệ 100%, màu sắc hoa cho tỉ lệ1:1.
Số phát biểu không chính xác là:
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn B.
Giải chi tiết:
P: AAbb × aaBB → F1: AaBb
F1× F1 :(3A-:aa)(1BB:2Bb:1bb)
I đúng: thấp đỏ: aaBB
II sai, thân cao hoa hồng: 3/4 × 1/2 =3/8 = 37,5%
III sai, cần phép lai phân tích mới biết được kiểu gen của các cây F1 vì A trội hoàn toàn so với a nên AA và Aa có cùng kiểu hình.
IV sai, chiều cao cây có tỷ lệ 100% ta có các phép lai AA ×AA ; AA×Aa; AA ×aa; aa×aa ; màu sắc hoa cho tỷ lệ 1:1 ta có các phép lai: Bb× BB; Bb × bb.
(AA ×AA/aa ×aa ) (Bb× BB) → 2 phép lai.
(AA ×AA/aa ×aa ) Bb × bb→ 2 phép lai.
(AA×Aa) (Bb× BB)→ 2phép lai.
(AA ×aa) (Bb× BB)→ 2 phép lai.
(AA×Aa) (Bb × bb)→ 2 phép lai.
(AA ×aa) (Bb × bb)→ 2 phép lai.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các nhận định về quy luật di truyền Menđen như sau:
(1) Menđen giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
(2) Quy luật di truyền của Menđen vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.
(3) Quy luật di truyền của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.
(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menđen kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.
(5) Theo Menđen, cơ thể thuần chủng là cơ thể chỉ mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.
(6) Quy luật phân li của Menđen là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.
(7) Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.
Số nhận định sai là:
Câu 2:
Cho P dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 6 loại kiểu hình. Biết 2 gen cùng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Có hiện tượng trội không hoàn toàn.
II. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 6:3:3:2:1:1.
III. Tỷ lệ kiểu gen ở đời con là 4:2:2:2:1:1.
IV. Hai gen tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
Câu 3:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các cặp gen phân li độc lập. Cho hai cây dị hợp (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa vàng: 37,5% cây thân thấp, hoa vàng;12,5% cây thân cao, hoa trắng; 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:
Câu 4:
Màu lông đen, nâu và trắng ở chuột do sự tương tác của các gen không alen A và B. Alen A quy định sự tổng hợp sắc tố đen; a quy định sắc tố nâu. Chỉ khi có alen trội B thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại ở lông. Thực hiện phép lai P. AaBb × aaBb, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu.
II. Màu lông đen và nâu ở đời con phân li theo tỉ lệ 1: 1.
III. 3/4 số chuột ở đời con có lông đen.
IV. 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng.
Câu 5:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ. Biết giao tử đực (n + 1) không có khả năng thụ tinh, các loại giao tử cái thụ tinh bình thường. Sức sống của hợp tử là tương đương nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:
Câu 6:
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho hai cây cùng loài đều dị hợp tử về hai cặp gen (P) giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, ở F1 không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
Câu 7:
Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F1 thu được toàn cây quả đỏ. (Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ, và F1 xảy ra bình thường). Cho các cây F1 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
29 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 12 có đáp án
54 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
42 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
Bài tập Liên kết gen và hoán vị gen có lời giải (thông hiểu - P1)
124 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
125 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!