Câu hỏi:

06/11/2019 1,486 Lưu

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc nhóm VIIIB.

(b) Crom không tan trong dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

(c) Khi thêm dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành đicromat.

(d) Trong môi trường kiềm, muối crom(III) bị khử thành muối crom(II).

(e) CrO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit.

(g) CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO đều thu được Cu.

(h) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Số phát biểu đúng là

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Các phát biểu đúng là: b, e, g, h

+ Mệnh đề a: Crom thuộc nhóm VI

+ Mệnh đề b: Crom bị thụ động hóa trong axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội nên không tan trong chúng

+ Mệnh đề c: Trong môi trường axit, muối cromat sẽ tạo thành đicromat

+ Mệnh đề d: Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối Crom (VI)

+ Mệnh đề e: CrO là 1 oxit bazo, có tính khử; Cr2O3 là 1 oxit lưỡng tĩnh, tan trong axit và kiềm đặc; CrO3 là chất rắn đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh và là 1 oxit axit

+ Mệnh đề g: Khi nung nóng:

2NH3 + 3CuO -------> 3Cu + N2 + 3H2O

và CuO + CO---> Cu +CO2  

+ Mệnh đề h: CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3; C2H5OH ... bốc cháy trực tiếp với CrO3

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Đáp án C

2 thanh kim loại Zn, Cu được nối với nhau bằng dây dẫn ngâm trong dd axit, tạo ra 1 pin điện, trong đó kẽm là cực âm, đồng là cực dương, khí được thoát ra

+ Các e di chuyển từ thanh Zn sang thanh Cu qua dây dẫn tạo ra dòng điện 1 chiều.

+ Các ion H+ trong dd di chuyển về thanh Cu (cực dương) nhận e bị khử thành H2 và sau đó thoát ra khỏi dd.

Kết quả là thanh Zn bị ăn mòn điện hóa đồng thời tạo thành dòng điện

Lời giải

Đáp án C

Giả sử m = 10 g, khi đó n(X) = 0,1 mol

Theo dữ kiện đề bài thì khi cho Y vào nước dư thu được 0,025 mol CaCO3

→ hỗn hợp X chứa 0,025 mol CaCO3 và 0,075 mol KHCO3. Các quá trình phản ứng xảy ra:

2KHCO3 → K2CO3 + CO2

CaCO3  → CaO + CO2

Khi cho Y vào nước dư thì:

K2CO3 + CaO + H2O  → CaCO3 + 2KOH

Vậy dung dịch E gồm K2CO3 dư (0,0125) và KOH (0,05)

PT:

H+ + OH-  → H2O

H+ + CO32-  → HCO3-

H+ + HCO3- → CO2 + H2O

Lượng HCl cho vào E đến khi bắt đầu thoát khí là:

n(HCl)1 = n(K2CO3) + n(KOH) = 0,0625

Lượng HCl cho vào E đến khi thoát hết khí là:

n(HCl)2 = 2n(K2CO3) + n(KOH) = 0,075

=> n(HCl)1 : n(HCl)2 = 5:6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP