Câu hỏi:
20/08/2021 142Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Gọi công thức của X là HOOC – R – NH2.
BTKL ⟹ mHCl ⟹ nHCl.
Dựa vào PTHH ⟹ nX ⟹ MR ⟹ CTCT của X.
Giải chi tiết:
Gọi công thức của X là HOOC – R – NH2.
PTHH: HOOC – R – NH2 + HCl → HOOC – R – NH3Cl
BTKL ⟹ mHCl = mmuối – mX = 2,92 (gam) ⟹ nHCl = 0,08 (mol).
Theo PTHH ⟹ nX = nHCl = 0,08 (mol)
⟹ MX = 45 + MR + 16 = 8,24/0,08 = 103 ⟹ MR = 42 (-C3H6).
CTCT của α-amino axit X là H2NCH(C2H5)COOH.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:
Câu 3:
Cho 4,06 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Câu 4:
Nung m gam Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hết vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là:
Câu 5:
Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
về câu hỏi!