Câu hỏi:
26/12/2021 254Hoạt động khám phá trang 57 Toán lớp 6 Tập 1: Có thể xem con đường là một trục số với khoảng cách giữa các cột mốc là 1 m hoặc 1 km để học các phép tính về số nguyên.
a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 2 đơn vị đến điểm +2, sau đó di chuyển tiếp thêm về bên phải 3 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào? Hãy dùng phép cộng hai số tự nhiên để biểu diễn kết quả của hành động trên.
b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 2 đơn vị đến điểm – 2, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 3 đơn vị (cộng với số -3). Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và so sánh kết quả của em với số đối của tổng (2 + 3).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a) Người đó di chuyển từ số 0 sang bên phải 2 đơn vị, sau đó lại tiếp tục di chuyển sang bên phải ba đơn vị thì người đó dừng tại điểm 5.
Khi đó, ta có: (+2) + (+3 )= (+5).
b) Người đó di chuyển từ số 0 sang bên trái 2 đơn vị, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 3 đơn vị thì người đó dừng lại tại điểm – 5.
Khi đó, ta có: (-2) + (-3) = (-5).
Ta có tổng 2 + 3 = 5.
Số đối của tổng này là – 5.
Do đó (-2) + (-3) = - (2 + 3) = (-5).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hành 5 trang 63 Toán lớp 6 Tập 1: Tính T = - 9 + (-2) – (-3) + (-8).
Câu 2:
Bài 1 trang 63 Toán lớp 6 Tập 1: Không thực hiện phép tính, tìm dấu thích hợp cho dấu ? ở bảng sau:
Câu 3:
Thực hành 3 trang 61 Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) 23 + (-77) + (-23) + 77;
b) (-2 020) + 2 021 + 21 + (-22).
Câu 4:
Thực hành 4 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) 6 – 9; b) 23 – (-12); c) (-35) – (-60);
d) (-47) – 53; e) (-43) – (-43).
Câu 5:
Bài 7 trang 64 Toán lớp 6 Tập 1: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 - 6);
b) (77 + 22 – 65) - (67 + 12 - 75);
c) - (-21 + 43 + 7) – (11 – 53 - 17).
Câu 6:
Vận dụng 3 trang 60 Toán lớp 6 Tập 1: Một tòa nhà có tám tầng được đánh số theo thứ tự 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3, ..., 7 và ba tầng hầm được đánh số -1; -2; -3. Em hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả hai tình huống sau đây:
a) Một thang máy đang ở tầng – 3, nó đi lên 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?
b) Một thang máy đang ở tầng 3, nó đi xuống 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?
(Ở một số tòa nhà, tầng mặt đất còn được gọi là tầng G).
Câu 7:
Hoạt động khám phá 7 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1: Tính rồi so sánh các cặp kết quả sau:
a) – (4 + 7) và (-4 – 7);
b) – (12 – 25) và (-12 + 25);
c) – (- 8 + 7) và ( 8 – 7);
d) + ( -15 – 4) và ( - 15 - 4);
e) + (23 – 12) và (23 – 12).
về câu hỏi!