Câu hỏi:

06/01/2022 448

Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”: 

- Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy. 

- Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp. 

- Bình chọn thông điệp hay nhất.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Định hướng (gợi ý):

- Xây dựng một thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy. 

+ Tôn trọng sự thật là như thế nào? Giá trị của tôn trọng sự thật? Làm gì để tôn trọng sự thật? 

+ Thông điệp cần ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu.

- Viết ra giấy khổ to, có trang trí để thu hút hơn.

* Bài mẫu:

- Bài 1: Tôn trọng sự thật từ những điều nhỏ nhất

Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng có bài học “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Vậy thật thà ở đây là gì, thật thà chính là muốn nói về sự thành thật, đức tính trung thực, tôn trọng sự thật của con người. Tôn trọng sự thật từ việc ăn nói, hành động, có lối sống ngay thẳng, không quanh co, dối trá, không lừa bịp ai. Người tôn trọng sự thật là người dám nói dám làm, dám làm dám nhận, khi làm sai cũng không quanh co chối tội mà thẳng thắn, thành thật nhận lỗi về mình. Tôn trọng sự thật là một đức tính đáng quý của con người, cũng là một bài học đạo đức mà mỗi người được dạy dỗ ngay từ khi còn ấu thơ. Khi còn bé, mỗi khi ta làm sai trái điều gì, ta đánh vỡ một chiếc cốc, một cái bát sau đó bố mẹ phát hiện ra và hỏi “Ai làm đây” thì đứa trẻ biết nhận lỗi chính là đứa trẻ ngoan ngoãn, trung thực. Khi lấy trộm tiền tiêu vặt của mẹ sau đó bị phát hiện cũng thường hỏi lại ai lấy thì mau khai nhận… tất cả những hành động con nít thường gặp ấy cũng giáo dục con người về tính trung thực. Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bài học tôn trọng sự thật là một trong những bài học quan trọng mà các bạn phải nhớ để ứng dụng trong cả cuộc đời mình. Hãy trung thực, thành thật trong việc học tập, thi cử, trung thực trong những hành động việc làm của mình. Tránh biến mình trở thành một tấm gương xấu, một đứa trẻ tệ hại gây ra biết bao sai lầm đáng tiếc vì sự dối trá của mình.

- Bài 2: Trung thực là phẩm chất quý giá nhất của đời người

Trung thực đến từ tâm của mỗi người, hình thành nên nhân cách của một người và đem đến những giá trị tuyệt vời cho mỗi con người. Sự trung thực chính là đức tính tốt đẹp mà ai cũng cần phải có. Cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi chúng ta những chọn lựa để tồn tại, trung thực chính là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Trung thực không chỉ đem đến cho bạn niềm tin mà còn giúp bạn bình tĩnh đối mặt với mọi thử thách của cuộc sống. Thành công mà chúng ta có được không chỉ nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mà còn phải nhờ vào một đức tính không kém quan trọng đó là sự trung thực. Giữ được lòng trung thực đó là điều đáng để bạn có thể tự hào về bản thân. Trung thực giúp bạn không ngại thị phi, dũng cảm nói lên sự thật và đấu tranh cho sự công bằng. Cho dù có điều gì xảy ra, bạn hãy vững tin rằng cuối cùng thì sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Chính sự trung thực giúp bạn xây dựng mối quan hệ thật bền vững, đem đến cho bạn một kết quả như mình mong muốn. Nếu có làm sai, người trung thực luôn đứng ra nhận trách nhiệm về mình và cố gắng sửa sai, họ luôn tôn trọng sự thật và đứng về lẽ phải. Họ không chỉ hiểu rõ tính cần thiết của sự trung thực trong công việc mà còn biết cách áp dụng nó tùy thuộc vào hoàn cảnh. Trung thực góp phần làm trong sạch cộng đồng, đẩy lùi được sự tha hóa đạo đức, làm cho sự gian dối không còn chỗ đứng. Trung thực, thẳng thắn là điều mà bạn cần phải ghi nhớ trong giao tiếp, trong kinh doanh, tạo cho đối tác một niềm tin để có thể gắn kết và hợp tác lâu dài. Đó chính là một phẩm chất tốt, giúp bạn tạo được ấn tượng đẹp trong mắt mọi người. Giữ gìn lòng trung thực chính là giữ gìn tư cách, đạo đức của bản thân. Cho dù cuộc sống có khó khăn thiếu thốn như thế nào, bạn cũng phải nhớ giữ mình, có như vậy bạn mới xứng đáng được tôn trọng. Khi chúng ta sống ngay thẳng thì điều mà chúng ta nhận lại được từ những người xung quanh cũng là sự chân thành và thẳng thắn. Có được tính trung thực, bạn không cần phải tìm ra lý do để nói dối và không phải lo sợ người khác biết. Cho dù có xảy ra chuyện gì, bản thân cũng dễ dàng chấp nhận được bởi nó là sự thật. Chúng ta không thể lừa dối người khác mãi được, vì trước sau gì điều đó cũng bị phát hiện. Nói dối, có đôi lúc hậu quả không xảy ra ngay lúc đó, nhưng để lại là sự ray rứt của lương tâm vì những lời nói dối. Xây dựng chữ tín thì khó, nhưng chỉ cần một lần chúng ta nói dối sẽ phá vỡ tất cả. Cuộc sống của bạn cho dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt ra sao, thì bạn cũng không nên đánh mất đi lòng trung thực đáng tự hào của mình. Bạn hãy nhớ rằng khó khăn của mình hôm nay, rồi sẽ được đền đáp xứng đáng vào ngày mai. "Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng" - Walter Scott.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thật”, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỳ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp. 

? Em đồng ý hay không đồng ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao? 

Xem đáp án » 06/01/2022 670

Câu 2:

Cùng trao đổi, thảo luận: 

Bình, Hưng và Minh cùng đi học. Trên đường đi, Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh báo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường. 

Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Vì sao?

Xem đáp án » 06/01/2022 631

Câu 3:

Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao? 

A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa. 

B. Bỏ qua, coi như không biết. 

C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật. 

D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.

Xem đáp án » 06/01/2022 597

Câu 4:

Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.

Xem đáp án » 06/01/2022 522

Câu 5:

Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao? 

A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.

B. Luôn nói đúng những điều có thật. 

C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình. 

D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.

Xem đáp án » 06/01/2022 363

Câu 6:

Vì sao phải tôn trọng sự thật?

Thảo luận tình huống sau: 

a) Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao? 

b) Nếu en là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?

Xem đáp án » 06/01/2022 352

Bình luận


Bình luận