Câu hỏi:
12/07/2024 1,298Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ các hình ảnh trên?
b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?
c) Theo em, thế nào là tình huống nguy hiển từ thiên nhiên?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Những hiện tượng nguy hiểm là:
- Hình 1. Mưa, sấm sét.
- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ.
- Hình 3. Lũ lụt.
- Hình 4. Hạn hán.
b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản.
- Hình 1. Mưa, sấm sét. Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ. Hậu quả: Gây nguy hiểm cho người đang lưu thông trên đường, gây tắc nghẽn giao thông.
- Hình 3. Lũ lụt. Hậu quả: Thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
- Hình 4. Hạn hán. Hậu quả: Đất đai khô cằn, con người không có nước sinh hoạt và sản xuất.
c) Theo em, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một cơn lốc xoáy mạnh di chuyển đến gần nhóm bạn đang chơi ở công viên. Thay vì chạy tìm chỗ trú như các bạn, Thành vội lấy điện thoại trong túi áo mang ra chụp ảnh “cơn lốc”. Thành tin rằng đây sẽ là bức ảnh độc đáo nhất chưa ai từng có.
Em có đồng tình với việc làm của Thành không? Vì sao?
Câu 2:
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Tại sao?
A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa.
B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng ti vi và các thiết bị điện.
C. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà.
D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.
Câu 3:
Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về cách học sinh ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Các nhóm giới thiệu thông điệp trước cả lớp.
Câu 4:
Kể lại những nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em sinh sống. Những nguy hiểm đó đã gây ra hậu quả gì đối với con người và tài sản?
Câu 5:
Em sẽ làm gì nếu em là các bạn trong mối tình huống dưới đây?
Tình huống 1:
Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bỗng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp đùng đùng, trời mưa tầm tã.
Tình huống 2:
Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thì thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua.
Tình huống 3:
Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở do sau trận mưa bão lớn, kéo dài.
Câu 6:
Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Chia sẻ với các bạn trong lớp, trong nhóm về kế hoạch của mình.
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 6 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
41 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án
40 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 6 năm 2023 có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 6 năm 2023 có đáp án ( Đề 1)
40 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 6 năm 2023 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 6 năm 2023 có đáp án (Đề 4)
về câu hỏi!