Câu hỏi:

01/05/2022 465

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Bài làm tham khảo

Tuổi học trò là tuổi thần tiên, tuổi của những mộng mơ, hồn nhiên và tươi đẹp nhất. Tuổi học trò đối với tôi còn là quãng thời gian quý giá nhất khi nó là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp nhất đối với tôi. Trong số đó, có một kỉ niệm mà tôi luôn bồi hồi xúc động mỗi khi nhớ lại – kỉ niệm sâu sắc với người bạn thân của tôi.

Phương Linh là bạn thân của tôi. Nhà Linh ở gần nhà tôi, hai đứa chơi với nhau từ những ngày còn bi bô tập nói, sau này lại luôn học cùng lớp với nhau. Khác với dáng người dong dỏng cao của tôi, Phương Linh là một cô bé nhỏ nhắn, chỉ cao khoảng một mét bốn mươi, nước da trắng hồng xinh xắn. Mái tóc đen ngang vai mềm mại kết hợp với khuôn mặt bầu bĩnh khiến Linh càng thêm phần đáng yêu. Đôi mắt Phương Linh tròn xoe, đen lay láy, đôi môi đỏ mọng chúm chím. Khi cười lên sẽ để lộ ra má núm đồng tiền và hai cái răng khểnh trắng tinh trông rất có duyên. Phương Linh xinh xắn, cởi mở và tốt bụng nên ai cũng yêu quý, trái ngược hẳn với tính cách của tôi, trầm và nhút nhát.

Chính vì thế, các bạn trong lớp rất tò mò, tại sao hai đứa hoàn toàn trái ngược nhau lại có thể chơi thân với nhau như vậy? Phương Linh có rất nhiều bạn tốt vì sự thân thiện và hoạt bát của mình, còn tôi thì chủ yếu chỉ có một vài người bạn. Điều này đã dẫn đến một câu chuyện mà tôi mãi mãi không bao giờ quên.

Giữa năm học lớp 5, bỗng nhiên Phương Linh bảo với tôi vào giờ ra chơi:

- Tuần này, tan học cậu cứ về trước nhé, tớ có việc phải ở lại trường.

- Tớ ở lại đợi cũng được, không sao đâu. – Tôi trả lời ngay.

Nhưng Phương Linh vẫn kiên quyết:

- Cậu cứ về trước đi, chiều đi học tớ lại sang gọi. Cậu còn phải nấu cơm cho bé Ngọc nữa.

Ngọc là em gái của tôi, mẹ đi làm cả ngày tối mới về nên tôi lo cơm nước cho em gái khi ấy đang học lớp 1. Nghĩ vậy tôi cũng không ở lại đợi Phương Linh nữa. Tan học, tôi tạm biệt cậu ấy rồi đạp xe về nhà.

Nhưng chiều hôm ấy, tôi đợi mãi mà không thấy Phương Linh đâu. Nhìn đồng hồ sắp đến 2 giờ kém 15 phút, tôi quyết định vòng ngược đường vào nhà gọi Linh. Nhìn thấy tôi vẫn dắt xe đứng ngoài cổng, mẹ Linh ngạc nhiên:

- Có bạn tên Hà Anh sang nhà gọi Linh, chúng nó đi được nửa tiếng rồi con ạ.

Tôi bất ngờ, dường như không tin vào tai mình. Hà Anh là cô bạn luôn tỏ ra ghét tôi nhất lớp. Tôi buồn bã, thất vọng, vội chào mẹ Linh rồi đạp xe đến trường. Vừa dựng xe xong thì trống đánh vào lớp, tôi cố gắng chạy thật nhanh nhưng vẫn vào lớp muộn hơn cô giáo. Cô thấy tôi thở gấp, cũng mỉm cười nói không sao, cho tôi vào lớp. Trước ánh mắt của các bạn khác, tôi chợt thấy xấu hổ và giận dữ vô cùng. Phương Linh hôm ấy còn tự chuyển sang chỗ Hà Anh, nhìn tôi đến muộn, tỏ ra rất ngạc nhiên.

Cả buổi chiều hôm ấy, lòng tôi tràn đầy khó chịu, tôi không hiểu tại sao Linh lại đối xử với mình như thế. Nghĩ lại lời nói của Hà Anh trước đây rằng “Đứa nhát gan lờ đờ như cậu, sớm muộn gì Phương Linh cũng chán. Người đâu mà lúc nào cũng tỏ ra rụt rè, nhìn thật khó chịu” tôi dường như hiểu ra. Tan học, mặc kệ Phương Linh gọi với theo, tôi làm lơ đạp xe về nhà, thầm nghĩ sẽ không chơi chung với cậu ấy nữa.

Tâm trạng không vui, đến khi mẹ nhắc tới sinh nhật của tôi sắp tới, tôi cũng không buồn để ý. Tôi cứ tránh mặt Phương Linh nhiều lần, cô bạn hình như cũng không quan tâm, mấy ngày liền, tôi đi học và về nhà một mình. Hà Anh nhìn thấy tôi cũng không tỏ ra khó chịu như trước, thấy kì lạ nhưng nghĩ chắc là bây giờ thân với Linh nên không thích nói này nói nọ nữa. Cứ như vậy cho đến hôm sinh nhật tôi, trưa thứ 7, tiết sinh hoạt kết thúc, tôi cất sách vở, định đứng dậy đi về thì Hà Anh xuất hiện, giọng hiếm khi thân thiện:

- Cậu ở lại một chút đi, bọn mình có cái này.

Tôi chưa kịp trả lời thì hai mắt bị ai đó che lại, cửa lớp đóng, cả lớp tối om. Vừa được thả che mắt ra thì tôi nghe thấy tiếng hát “Happy birthday...” của nhiều người, Phương Linh bưng một chiếc bánh kem, nến sáng lung linh tiến vào từ cửa lớp, xung quanh cả mười lăm bạn nữ lớp tôi đều ở đây. Ai cũng vừa hát vừa mỉm cười chúc mừng sinh nhật tôi. Tôi kinh ngạc,vui sướng, mãi mà không nói được lời nào.

Sau đó, Hà Anh giải thích tôi mới biết, Phương Linh cố ý tập hợp con gái, muốn cùng tổ chức sinh nhật cho tôi nhưng Hà Anh vốn hiểu lầm tính cách tôi nên Linh phải giải thích nhiều ngày. Các bạn ấy ai cũng ngưỡng mộ tình cảm của Linh với tôi, hiểu rõ tôi vốn nhút nhát chứ không phải giả tạo. Hôm ấy, ai cũng tặng quà cho tôi, động viên tôi cứ thoải mái vui chơi cùng nhau, có gì đâu mà rụt rè.

Sinh nhật năm đó là sinh nhật vui nhất mà tôi trải qua, đồng thời cũng là kỉ niệm sâu sắc về Phương Linh, biết mình hiểu lầm, hai chúng tôi ôm nhau khóc nức nở. Từ đó, tình bạn của chúng tôi càng thêm gắn bó. Dù chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm nhưng kỉ niệm ấy vẫn là kỉ niệm xúc động tôi không thể nào quên.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích trên, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân, tương ái.

Xem đáp án » 01/05/2022 667

Câu 2:

Qua đoạn truyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Xem đáp án » 01/05/2022 628

Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào...”

Xem đáp án » 01/05/2022 398

Câu 4:

Quan sát đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

“Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại.”

Đoạn truyện trên trình trong tác phẩm nào? Của ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án » 01/05/2022 326

Câu 5:

Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?

Xem đáp án » 01/05/2022 275

Bình luận


Bình luận