Câu hỏi:
13/07/2024 4,064Cho một số hydrocarbon sau: H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3.
a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet?
Biết rằng mỗi gạch (-) trong các công thức trên biểu diễn hai electron hóa trị chung.
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Ta có, mỗi gạch trong các công thức H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3 biểu diễn hai electron hóa trị chung, do đó mỗi C đã đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng; mỗi H đã đủ 2 electron ở lớp ngoài cùng (thõa mãn quy tắc octet).
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H.
Phân tử hydrocarbon có dạng: C3Hx
- Số các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là 3 (tức 3 C) ⇒ tổng số electron hoá trị là 3.4 = 12.
- Tổng số liên kết đơn giữa các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là: 3 – 1 = 2 ⇒ tổng số electron tham gia tạo liên kết là 2.2 = 4.
- Số H tối đa: x = 12 – 4 = 8.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
Câu 2:
Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Vẽ sơ đồ (hoặc viết số electron theo lớp) quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron để tạo ion.
a) K (Z = 19) và O (Z = 8)
b) Li (Z = 3) và F (Z = 9)
c) Mg (Z = 12) và P (Z = 15)
Câu 3:
Câu 4:
Xu hướng tạo lớp vỏ bền vững hơn của các nguyên tử thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau đây?
a) Kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
b) Phi kim tác dụng với phi kim.
Câu 5:
Viết cấu hình electron của germanium (Ge, Z = 32) và giải thích vì sao nguyên tố này vừa có tính chất của kim loại vừa có tính chất của phi kim.
Câu 6:
Cho biết nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z = 11), Cl (Z = 17), Ne (Z = 10), Ar (Z = 18). Những nguyên tử nào trong các nguyên tử trên có lớp electron ngoài cùng bền vững?
về câu hỏi!