Câu hỏi:
13/07/2024 1,659Sắt bị gỉ trong không khí ẩm. Đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Đề xuất một vài biện pháp hạn chế sự tạo gỉ kim loại nêu trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sắt bị gỉ trong không khí ẩm là phản ứng oxi hóa khử. Các quá trình diễn ra như sau:
Fe nhường electron tạo thành cation Fe2+
Quá trình oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e
Oxi của không khí nhận electron:
Quá trình khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH-
Fe2+ tan vào dung dịch có hòa tan khí O2. Tại đây, Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O (oxit sắt(III) ngậm n phân tử nước).
4Fe + 3O2 + nH2O 2Fe2O3.nH2O
Một số biện pháp hạn chế sự tạo gỉ kim loại:
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại,…
- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc …
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nước oxi già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H2O2).
a) Từ công thức cấu tạo H – O – O – H, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử.
b) Nguyên tử nguyên tố nào gây nên tính oxi hóa của H2O2. Viết quá trình khử minh họa cho nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 2:
Xăng E5 được tạo nên bởi sự pha trộn xăng A92 và ethanol (C2H5OH) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 95 : 5, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Viết phương trình của phản ứng hóa học đốt cháy ethanol thành CO2 và H2O. Phản ứng này có phải là phản ứng oxi hóa – khử hay không? Nó thuộc loại phản ứng cung cấp hay tích trữ năng lượng.
Câu 3:
Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong phân tử và ion sau đây:
a) H2SO3
b) Al(OH)4-
c) NaAlH4
d) NO2-
Câu 4:
Xác định chất oxi hóa, chất khử, viết quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:
a) Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+
b) 3Hg2+ + 2Fe → 3Hg + 2Fe3+
c) 2As + 3Cl2 → 2AsCl3
d*) Al + 6H+ + 3NO3- → Al3+ + 3NO2 + 3H2O
Câu 5:
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron:
a) NaBr + Cl2 → NaCl + Br2
b) Fe2O3 + CO → Fe + CO2
c) CO + I2O5 → CO2 + I2
d) Cr(OH)3 + Br2 + OH- → CrO42- + Br- + H2O
e) H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2
Câu 6:
Dựa theo quy tắc octet, giải thích vì sao số oxi hóa của O là -2, của kim loại nhóm IA là +1, của kim loại nhóm IIA là +2 và của Al là +3.
35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải (P2)
100 câu trắc nghiệm Nhóm Halogen cơ bản (P1)
Bài tập về Đồng vị nâng cao siêu hay có lời giải (P1)
20 bài tập Bảng tuần hoàn nâng cao cực hay có lời giải chi tiết
42 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 1. Câu hỏi lí thuyết Liên kết hóa học có đáp án
100 câu trắc nghiệm nguyên tử cơ bản (P1)
15 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Thành phần của nguyên tử có đáp án
50 Bài tập Cấu tạo nguyên tử cơ bản cực hay có lời giải (P2)
về câu hỏi!