Câu hỏi:

09/05/2022 431

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.3 các hình từ 1.5 đến 1.9, hãy phân biệt các nguồn sử liệu và cho biết giá trị của mỗi loại hình sử liệu.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.3 các hình từ 1.5 đến 1.9, hãy phân biệt các nguồn sử liệu  (ảnh 1)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:

- Sử liệu sơ cấp:

+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất  hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...

+ Giá trị: nguồn sử liệu sơ cấp được coi là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.

- Sử liệu thứ cấp:

+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.

+ Giá trị: Nguồn sử liệu thứ cấp thường được coi là tài liệu tham khảo, giúp người đọc tiếp cận với tri thức lịch sử thông qua các quan điểm, nhận thức khác nhau của các nhà sử học

* Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn

- Sử liệu lời nói - truyền khẩu:

+ Là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.

+ Giá trị: nguồn sử liệu này thường không cho beiets chính xác về thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

- Sử liệu hiện vật:

+ Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể,…

+ Giá trị: các sử liệu hiện vật phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của cọn người trong quá khứ.

- Sử liệu hình ảnh:

+ Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,...

+ Giá trị: các sử liệu hình ảnh phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và tinh thần của cọn người trong quá khứ.

- Sử liệu thành văn:

+ Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,...

+ Giá trị: nguồn sử liệu thành văn cho chúng ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người trong quá khứ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan.”

Xem đáp án » 09/05/2022 4,720

Câu 2:

Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2-9-1945

Xem đáp án » 09/05/2022 2,635

Câu 3:

Đầu tháng 8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản. Đến nay, sự kiện lịch sử này còn nhiều ý kiến đánh giá trái chiều:

Ý kiến thứ nhất: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.

Ý kiến thứ 2: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.

Vậy lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì và liên quan đến những yếu tố cơ bản nào?

Đầu tháng 8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản (ảnh 1)

Xem đáp án » 09/05/2022 1,366

Câu 4:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.2 hãy:

- Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học.

- Cho biết ý nghĩa câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.2 hãy: - Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. (ảnh 1)

Xem đáp án » 09/05/2022 1,322

Câu 5:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4 hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.
 
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4 hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học.  (ảnh 1)

Xem đáp án » 09/05/2022 978

Câu 6:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các sơ đồ 1.2, 1.3 hãy nêu những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học.

- Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp nghiên cứu nào của Sử học?

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các sơ đồ 1.2, 1.3 hãy nêu những nét chính về một số phương pháp cơ bản  (ảnh 1)

Xem đáp án » 09/05/2022 940

Câu 7:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy:

- Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ.

- Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ.

 

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy: - Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. (ảnh 1)

Xem đáp án » 09/05/2022 488

Bình luận


Bình luận