Câu hỏi:

14/05/2022 3,411

Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. Nêu ví dụ cụ thể.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học:

- Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

* Ví dụ cụ thể:

- Đối tượng của sử học là: quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam

- Chức năng của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:

+ Khôi phục các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến hiện nay

+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc; rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:

+ Cung cấp những tri thức khoa học về giúp con người khám phá lịch sử Việt Nam một cách khách quan, chân thực.

+ Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái… đồng thời, góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam trong lịch sử cho thế hệ sau.

+ Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quá khứ của dân tộc Việt Nam và dự báo sự phát triển trong tương lai của đất nước Việt Nam.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Kể tên một số loại hình sử liệu. Lấy một ví dụ cho mỗi loại hình sử liệu đó.

Xem đáp án » 14/05/2022 7,062

Câu 2:

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã “chứng kiến” nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử?

Xem đáp án » 14/05/2022 2,809

Câu 3:

Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến quá khứ của gia đình/ quê hương em và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình/ quê hương em trong quá khứ? Cho biết cảm nhận/ cảm xúc của em khi biết được những điều này.

Xem đáp án » 14/05/2022 2,632

Câu 4:

Em hoặc nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/ một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với bạn cùng lớp (tên sách, tên giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,...). Điều gì ở cuốn sách/ cuốn truyện đó khiến em thích nhất?

Xem đáp án » 14/05/2022 2,543

Câu 5:

Khai thác Tư liệu 3 (tr.8) em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tâm bia. Theo em vì sao có sự khác nhau đó?

Khai thác Tư liệu 3 (tr.8) em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung (ảnh 1)

Xem đáp án » 14/05/2022 2,356

Câu 6:

Em hiểu câu nói của Ét-uốt Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 (tr.7) như thế nào?

Em hiểu câu nói của Ét-uốt Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 (tr.7) như thế nào (ảnh 1)

Xem đáp án » 14/05/2022 2,052

Bình luận


Bình luận