Câu hỏi:
12/07/2024 14,976Kể tên một số loại hình sử liệu. Lấy một ví dụ cho mỗi loại hình sử liệu đó.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:
+ Sử liệu hiện vật. Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh, Thành nhà Hồ…
+ Sử liệu truyền miệng. Ví dụ: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; sự tích bánh chưng, bánh giầy; truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Chây – Trọng Thủy…
+ Sử liệu chữ viết. Ví dụ: Đại việt sử kí toàn thư; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…
+ Sử liệu hình ảnh. Ví dụ: ảnh chụp xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập (ngày 30/4/1945); ảnh chụ lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ-cát-xtơ-ri trong chiến dịch Điện Biên Phủ…
+ Sử liệu đa phương tiện. Ví dụ: video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945)…
- Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:
+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp). Ví dụ: châu bản triều Nguyễn; mũi tên đồng Cổ Loa…
+ Sử liệu gián tiếp (còn gọi là: sử liệu thứ cấp, sử liệu phái sinh). Ví dụ: sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX của tác giả Đào Duy Anh…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khai thác Tư liệu 3 (tr.8) em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tâm bia. Theo em vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 2:
Khai thác Tư liệu 3 (tr.8) em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tâm bia. Theo em vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 3:
Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến quá khứ của gia đình/ quê hương em và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình/ quê hương em trong quá khứ? Cho biết cảm nhận/ cảm xúc của em khi biết được những điều này.
Câu 4:
Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. Nêu ví dụ cụ thể.
Câu 5:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã “chứng kiến” nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử?
Câu 6:
Em hoặc nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/ một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với bạn cùng lớp (tên sách, tên giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,...). Điều gì ở cuốn sách/ cuốn truyện đó khiến em thích nhất?
về câu hỏi!