Câu hỏi:
29/05/2022 8,881Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
Gợi ý:
- Nêu thực trạng kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
- Nêu ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
“Không ai trong xã hội này có quyền lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách sống của mình” . Giới tính không không chỉ được quy định bởi thể xác mà nó là sự kết hợp đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn, dù cho tâm hồn và thể xác không thể dung hòa với nhau thì vẫn hãy coi đó là con người của xã hội.
Đồng tính hiện nay không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với xã hội nữa, song nó rất cần sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ xã hội để cho cho cộng đồng người đồng tính thực sự hòa nhập với cái nơi mà họ đã và đang sinh sống và làm việc. Đồng tính thực chất là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không phải là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Điều khác biệt duy nhất là trái tim của họ rung động với những người đồng giới – điều không xảy ra với những người bình thường. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có cái nhìn cởi mở hơn về người đồng tính. Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính vào năm 2001.
Sau đó, các quốc gia như Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Argentina,vv… và các tiểu bang ở Hoa Kỳ Massachusetts, Lowa, Connecticut, Vermont, New York cùng với thủ đô Mexico cũng cho phép hôn nhân đồng tính. Ở 16 quốc gia khác, những người đồng tính có thể kết hợp dưới luật dân sự. Như vậy, đồng tính không những đã được các nước phương Tây thừa nhận trên phương diện xã hội mà nó còn được chấp nhận trên phương diện luật pháp hiện hành.
Mỗi khi nhắc đến người đồng tính, chúng ta thường nghĩ ngay đến những người bị bệnh về tâm lý, những người không bình thường hay những thành phần xấu trong xã hội. Họ bị tách biệt ra khỏi xã hội mà họ đang sống. Mặc dù đồng tính là yếu tố bẩm sinh trong xu hướng tính dục, đó không phải là một căn bệnh và cũng không thể truyền nhiễm, lây lan trong xã hội song cộng đồng thường xa lánh và kỳ thị họ. Đồng tính cũng giống như giới tính, bản thân họ vốn không thể lựa chọn khi được sinh ra. Ngày 17/5/1990, WHO đã quyết định loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách phân loại bệnh quốc tế. Từ đó đến nay, ngày 17/5 hàng năm đã được các nước lớn và liên minh châu âu EU công nhận là ngày Quốc Tế chống kì thị LGBT (International Day Against HOmophobia and Transphobia – IDAHO).
Tại Việt Nam, tinh thần của ngày IDAHO được quan tâm và nhiều sự kiện được tổ chức là một minh chứng cho thấy sự lớn mạnh và tự tin của cộng đồng những người nam, nữ đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới cùng với xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở và bao dung hơn.
Ngày nay, khi xã hội đã có những cái nhìn lạc quan và đúng đắn hơn về đồng tính thì cũng là lúc những người đồng tính dám đứng lên “sống thật” với chính bản năng của mình. Đồng tính không còn là những gì quá khắt khe và lạc nhịp với xã hội nữa, nó đã được hiện thực hóa hơn với những tác phẩm văn học hay những bộ phim lột tả chân thực về thế giới của người đồng tính.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
Câu 3:
Đóng vai thể hiện cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau:
Tình huống 1: N. tổ chức sinh nhật ở nhà vào buổi tối. Khi các bạn đến đông đủ, N. bật nhạc cho không khí thêm nào nhiệt. Thấy vây, bạn H. liền đề nghị: “N. bật nhạc to lên để chúng mình cùng hát nào!”.
Nếu là N. em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2: Khi xếp hàng thanh toán tiền ở siêu thị, một người chen lên phía trước B.
Nếu là B, em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 3: Khi tham gia hoạt động thiện nguyện, mọi người đều vui vẻ hỗ trợ lẫn nhau. S. Tham gia cùng nhóm T. nhưng chỉ đứng ngó nghiêng không làm gì, mặt còn khó chịu với mọi người.
Nếu là T, em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 4: D, T và G rủ nhau đi lễ chùa đầu năm. G mặc quần soóc và áo ba lỗ đến chỗ hẹn, D và T góp ý nhưng G. Không nghe.
Nếu là D và T, em sẽ ứng xử thế nào?
Câu 4:
Xác định các nguyên tắc khi tham gia hoạt động trong cộng đồng.
Gợi ý:
- Hiểu về văn hóa của cộng đồng.
- Thân thiện, cởi mở với mọi người trong cộng đồng.
- Tuân thủ các quy định và văn hóa của cộng đồng.
- Tôn trọng sự khác biệt.
Câu 5:
Chỉ ra những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
Gợi ý:
- Lễ phép với người lớn; thân thiện, nhường nhịn trẻ nhỏ.
- Nhẹ nhàng, ân cần hỗ trợ.
- Không làm ồn nơi công cộng.
- Mặc trang phục phù hợp với địa điểm và hoạt động.
- Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền tới người khác.
- Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng.
Câu 6:
Chia sẻ cảm xúc và bài học em rút ra sau khi tham gia và vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động đó.
về câu hỏi!