Câu hỏi:
12/07/2024 14,476Thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Học sinh thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
Trong một xã hội công bằng, mọi người đều có quyền sống như nhau nhưng tại sao chúng ta lại coi đồng loại của mình là “những kẻ dị thường” tại sao phải đào thải họ khỏi cộng đồng, như vậy là không công bằng với họ. Thiết nghĩ, tất cả những ai chưa hiểu hết về giới tính thứ 3, chưa từng cảm thông và dành cho họ những tình cảm bình thường như những người bình thường khác thì hãy mở rộng trái tim và giang rộng vòng tay chung sống hòa đồng với họ, hãy hiểu cho số phận thiên bẩm của những người đồng tính, họ không thể tự chọn giới tính cho mình. Đồng tính không phải là điều gì xấu xa và tình yêu đồng tính không có gì đáng bị lên án. Hãy coi đó là cái “tạm khuyết”, để rồi công nhận nó là một phần không thể gạt bỏ đi của xã hội này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
Gợi ý:
- Nêu thực trạng kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
- Nêu ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
Câu 3:
Đóng vai thể hiện cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau:
Tình huống 1: N. tổ chức sinh nhật ở nhà vào buổi tối. Khi các bạn đến đông đủ, N. bật nhạc cho không khí thêm nào nhiệt. Thấy vây, bạn H. liền đề nghị: “N. bật nhạc to lên để chúng mình cùng hát nào!”.
Nếu là N. em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2: Khi xếp hàng thanh toán tiền ở siêu thị, một người chen lên phía trước B.
Nếu là B, em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 3: Khi tham gia hoạt động thiện nguyện, mọi người đều vui vẻ hỗ trợ lẫn nhau. S. Tham gia cùng nhóm T. nhưng chỉ đứng ngó nghiêng không làm gì, mặt còn khó chịu với mọi người.
Nếu là T, em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 4: D, T và G rủ nhau đi lễ chùa đầu năm. G mặc quần soóc và áo ba lỗ đến chỗ hẹn, D và T góp ý nhưng G. Không nghe.
Nếu là D và T, em sẽ ứng xử thế nào?
Câu 4:
Xác định các nguyên tắc khi tham gia hoạt động trong cộng đồng.
Gợi ý:
- Hiểu về văn hóa của cộng đồng.
- Thân thiện, cởi mở với mọi người trong cộng đồng.
- Tuân thủ các quy định và văn hóa của cộng đồng.
- Tôn trọng sự khác biệt.
Câu 5:
Chia sẻ những việc em đã làm và cảm xúc của em khi thực hiện nếp sống văn minh, hoạt động thiện nguyện tại nơi cư trú.
Câu 6:
Chỉ ra những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
Gợi ý:
- Lễ phép với người lớn; thân thiện, nhường nhịn trẻ nhỏ.
- Nhẹ nhàng, ân cần hỗ trợ.
- Không làm ồn nơi công cộng.
- Mặc trang phục phù hợp với địa điểm và hoạt động.
- Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền tới người khác.
- Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng.
về câu hỏi!