Câu hỏi:
12/06/2022 477Dựa vào thông tin mục 4, hãy nêu tác động của quá trình đô thị hóa đối với nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tác động của đô thị hóa ở Việt Nam: Cũng như các nước đang phát triển khác, đô thị hóa ở Việt Nam có tác động cả tích cực và tiêu cực.
* Tích cực
- Đô thị hóa dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Khu vực đô thị ngày càng đóng góp tỉ lệ lớn trong tổng GDP các nước.
- Phát triển đô thị góp phần quan trọng vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Đô thị hóa đi liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra lượng việc làm lớn, tăng thu nhập cho người lao động.
- Không gian đô thị mở rộng kéo theo cơ sở hạ tầng có quy mô ngày càng lớn, chất lượng hạ tầng dần được cải thiện.
- Lối sống đô thị lan tỏa và phát huy nhiều mặt tích cực trong đời sống xã hội, nhất là ở nông thôn.
* Tác động tiêu cực
- Số dân đô thị tăng nhanh trong khi cơ sở hạ tầng đô thị phát triển không theo kịp đã dẫn tới những hệ lụy, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị, tạo sức ép lên việc làm và an sinh xã hội,...
- Nhiều mặt tiêu cực của lối sống đô thị cũng lan về nông thôn, phá vỡ nhiều nét đẹp lâu đời của làng quê.
- Chênh lệch mức sống trong dân cư ngày càng lớn, ảnh hưởng tới trật tự xã hội,...
* Một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực
- Đô thị hóa cần gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ.
- Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với vị trí địa lí ở các vùng và điều kiện sinh thái tự nhiên. Cần có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Đầu tư hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và ít gây ô nhiễm môi trường.
- Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển kinh tế ở nông thôn.
- Phát triển đô thị xanh và đô thị thông minh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp để khắc phục một trong những vấn đề nan giải ở các đô thị lớn của nước ta hiện nay (gợi ý vấn đề: ùn tắc giao thông, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, di cư tự do vào đô thị, ô nhiễm môi trường đô thị,...).
Câu 2:
Cho bảng số liệu:
BẢNG 5. SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA THẾ GIỚI,
GIAI ĐOẠN 1950 - 2020 (Đơn vị: triệu người)
Năm Tiêu chí |
1950 |
1980 |
2000 |
2020 |
Số dân thành thị |
750,9 |
1754,2 |
2868,3 |
4379,0 |
Số dân nông thôn |
1785,5 |
2703,8 |
3275,2 |
3416,0 |
Tổng số dân |
2536,4 |
4458,0 |
6143,5 |
7795,0 |
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 - 2020. Nêu nhận xét.
Câu 3:
Đọc thông tin mục 2, hình 1 và bảng 2, hãy:
- Phân biệt quy mô đô thị ở các nước phát triển.
- Xác định vị trí các siêu đô thị của các nước phát triển.
- Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số của các siêu đô thị ở các nước phát triển trong giai đoạn 1950 - 2020.
Câu 4:
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 2, hãy:
- Nêu ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
- Nhận xét sự phân hóa về tỉ lệ dân thành thị của các nước, năm 2020.
Câu 5:
Hãy so sánh đặc điểm đô thị hóa giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Câu 6:
Đô thị hóa là gì? Đô thị hóa ở các nước phát triển và các nước đang phát triển khác nhau như thế nào?
Câu 7:
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 8, hãy nhận xét và giải thích xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển.
về câu hỏi!