Câu hỏi:
12/07/2024 2,965Từ nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, hãy nêu tính chất của hai bộ luật này. Pháp luật Việt Nam hiện nay có thể kế thừa những giá trị gì từ hai bộ luật trên?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Tính chất tiến bộ của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều mang tính dân tộc, tính nhân văn và tính thực tiễn sâu sắc:
- Tính dân tộc: 2 bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đã có sự kế thừa và phát huy những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, kết hợp với những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Hoa để xây dựng lên một bộ luật phù hợp cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Tính nhân văn sâu sắc: trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có những điều luật bảo vệ quyền lợi của người dân lao động, của nô tì, của phụ nữ, người già, trẻ nhỏ và người khuyết tật.…
- Tiến bộ về kĩ thuật lập pháp:
+ Trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đã phân loại các điều luật theo các lĩnh vực;
+ Cấu trúc các quy phạm pháp luật gồm ba phần: giả định (đặt tình huống), quy định (xác định hành vi được phép hay không được phép làm) và chế tài (biện pháp xử lí)
* Sự kế thừa của pháp luật Việt Nam hiện nay:
- Pháp luật Việt Nam hiện nay có thể kế thừa các tính chất dân tộc, nhân văn và thực tiễn của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, cụ thể:
+ Tính dân tộc: luật pháp phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
+ Tính nhân văn: có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
+ Tính thực tiễn: pháp luật phải hình thành trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội, áp dụng được vào thực tiễn cuộc sống.
+ Kĩ thuật lập pháp: phân chia các điều luật theo từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ: luật hình sự; luật Hôn nhân và gia đình; luật dân siwj; luật lao động;…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau về cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lê sơ và thời Nguyễn.
Câu 2:
So sánh và chỉ ra những điểm tiến bộ trong hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
Câu 3:
So sánh những điểm giống và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước các triều đại Lý - Trần, Lê sơ và Nguyễn.
Câu 4:
Em hãy tìm hiểu vai trò của uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương em. Nêu một vài ví dụ để chứng minh.
Câu 5:
Lập bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013.
Câu 6:
Theo em, vì sao lại khẳng định bộ máy nhà nước thời Lý - Trần mang tính chất quân chủ quý tộc?
về câu hỏi!