Câu hỏi:
12/07/2024 1,802Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Hôn nhân sẽ không bền vững nếu điều kiện kinh tế của hai bên gia đình quá chênh lệch.
B. Nam nữ có quyền tự do yêu nhau, tự quyết định hôn nhân của mình, nhưng cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ.
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự thì đủ điều kiện kết hôn
D. Nam và nữ chung sống với nhau mà không đăng kí kết hôn, cũng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng.
E. Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ý kiến A - Em không đồng tình với ý kiến này vì sự bền vững trong hôn nhân dựa trên sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia lẫn nhau trong cuộc sống của hai người chứ không phải vì sự chênh lệch điều kiện kinh tế của hai bên gia đình.
- Ý kiến B - Em đồng ý với ý kiến này vì nam nữ có quyền tự do yêu nhau và có quyền quyết định hôn nhân của mình. Tuy nhiên, cần sự lắng nghe ý kiến từ cha mẹ vì họ là những người đi trước nên sẽ có những hiểu biết và kinh nghiệm cũng như lời khuyên tốt nhất dành cho chúng ta.
- Ý kiến C - Em không đồng ý với ý kiến này vì pháp luật nước ta quy định điều kiện kết hôn như sau: Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn phải do hai bên nam, nữ tự nguyện và người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Ý kiến D - Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật chỉ công nhận vợ chồng với những người đã đăng kí kết hôn, còn chung sống với nhau mà không đăng kí kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng.
- Ý kiến E - Em đồng ý với ý kiến này vì đó là một trong những trường hợp mà pháp luật nước ta quy định cấm kết hôn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến: Từ tình yêu đến hôn nhân là một bước ngoặt lớn trong một mối quan hệ.
Câu 2:
Em hãy xử lí những tình huống sau:
Tình huống a) Chị H và bạn trai đều 25 tuổi. Hai người có ý định kết hôn nhưng bố mẹ bạn trai của H tìm mọi cách ngăn cản, chia rẽ hai người.
Theo em, nếu chị H và bạn trai tự ý kết hôn thì có vi phạm quy định của pháp luật không? Vì sao?
Tình huống b) Anh P và chị Q yêu nhau 5 năm, gia đình hai bên đều mong muốn anh chị tiến đến hôn nhân. Anh P và chị Q đều cho rằng không muốn sự ràng buộc của pháp luật nên sẽ không đăng kí kết hôn. Hai người thống nhất với nhau sẽ chỉ tổ chức đám cưới mới họ hàng, bạn bè rối về chung sống với nhau.
Nếu em là người thân của chị ạ, em sẽ góp ý với chị Q như thế nào? Vì sao?
Câu 3:
Em hãy đọc các ý kiến dưới đây và trả lời câu hỏi.
Ý kiến 1: Nam nữ yêu nhau được tự quyết định việc hôn nhân của mình mà không chịu bất kì sự ép buộc hay cản trở nào.
Ý kiến 2: Xã hội phong kiến duy trì chế độ hôn nhân đa thể. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000, 2014 của nước ta đã xoá bỏ chế độ hôn nhân đa thể và ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Ý kiến 3: Khi nam nữ kết hôn và được pháp luật công nhận thì vợ hoặc chồng không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
Ý kiến 4: Sau khi kết hôn vợ chồng có quyền như nhau trong việc quyết định mọi vấn đề của đời sống gia đình như lựa chọn nơi cư trú, tổ chức cuộc sống, quyết định sinh con, giáo dục con cái, quản lý tài sản,...
a) Em hãy nhận xét về chế độ hôn nhân ở nước ta qua những ý kiến trên.
b) Vì sao pháp luật nước ta lại xóa bỏ chế độ hôn nhân đa thê? Em có thể nói gì về chế độ hôn nhân này?
Câu 4:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Anh T và chị V là bạn học thời phổ thông, hai người chính thức yêu nhau khi cùng vào học đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ đăng kí kết hôn và tổ chức lễ cưới với đủ các nghi thức truyền thống với sự chứng kiến của hai bên gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè.
Trường hợp 2. Sau biến cố của gia đình, chị P bị trầm cảm phải nghỉ việc để điều trị. Anh K là người yêu đã quyết định cùng chị P đi đăng kí kết hôn để có thể chính thức chăm sóc chị với tư cách là vợ chồng, còn đám cưới sẽ hoãn lại sau khi chị khỏi bệnh. Gia đình anh K kiên quyết phản đối vì cho rằng chị P bị bệnh như thế sẽ ảnh hưởng tới việc sinh con, hơn nữa theo pháp luật cũng không cho phép người bị bệnh như chị P được kết hôn.
a) Theo em, trong trường hợp 1 quan hệ giữa anh T và chị V có được gọi là hôn nhân hợp pháp không? Vì sao?
b) Việc anh K đăng kí kết hôn với chị P trong trường hợp chị P bị bệnh có được pháp luật cho phép không? Lí do gia đình phản đối quyết định của anh K là đúng hay sai? Vì sao?
c) Theo em, nếu hai người yêu nhau muốn tiến tới hôn nhân thì cần những điều kiện gì? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về những điều kiện đó?
Câu 5:
Em hãy cùng bạn thực hiện:
Xây dựng kế hoạch thực hiện một dự án nhỏ nhằm tuyên truyền quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về kết hôn, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng (gợi ý: mục đích, đối tượng tuyên truyền; thời gian, địa điểm tổ chức; hình thức, nội dung tuyên truyền,…).
- Tổ chức thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng.
- Viết báo cáo thu hoạch sau khi thực hiện dự án.
Câu 6:
Em hãy giúp bạn trong những trường hợp sau:
Trường hợp a) Bạn B thắc mắc: Anh K sinh ngày 20/12 2000 yêu chị P sinh ngày 15/5/2003. Hai người quyết định lấy nhau, họ dự kiến đăng kí kết hôn và tổ chức lễ cưới vào ngày 22/12 2020.
Trong trường hợp này, anh K và chị P đã đủ tuổi kết hôn chưa? Pháp luật quy định như thế nào về cách tính tuổi kết hôn?
Trường hợp b) Trong một cuộc tranh luận, bạn Q thắc mắc không biết tài sản trong gia đình sẽ thuộc về bố hay mẹ nhiều hơn?
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Cuối kì 1 KInh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Chân trời sáng tạo Bài 7 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
về câu hỏi!