Câu hỏi:
13/07/2024 1,789Đom đóm có thể phát ra ánh sáng đặc biệt, không tỏa nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Cấu tạo bên trong lớp da bụng của đom đóm là dãy các tế bào phát quang có chứa luciferin. Luciferin tác dụng với oxygen, cùng xúc tác enzyme, để tạo ra ánh sáng. Đây là phản ứng oxi hóa – khử.
Trong cuộc sống cũng như trong tự nhiên có nhiều hiện tượng mà nguyên nhân chính là do phản ứng oxi hóa – khử gây ra. Phản ứng oxi hóa – khử là gì? Vai trò quan trọng của chúng trong cuộc sống như thế nào?Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử. Trong phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử.
- Vai trò của phản ứng oxi hóa khử trong cuộc sống:
+ Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống như sự cháy của than, củi; sự cháy của xăng, dầu trong các động cơ đốt trong; các quá trình điện phân; các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy; …
+ Một số phản ứng oxi hóa – khử là cơ sở của quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp năng; sản xuất các hóa chất cơ bản; sản xuất phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; dược phẩm;…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử trong mỗi trường hợp
a) HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2↑ + H2O
b) KMnO4 + KNO2 + H2SO4 → MnSO4 + KNO3 + K2SO4 + H2O
c) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + H2O
d) H2C2O2 + KMnO4 + H2SO4 → CO2↑ + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 2:
Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong các đơn chất, hợp chất và ion sau: Zn, H2, Cl‑, O2-, S2-, HSO4-, Na2S2O3, KNO3
Câu 3:
Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là hỗn hợp gồm ammonium perchlorate (NH4ClO4) và bột nhôm. Khi được đốt đến trên 200oC, ammonium perchlorate nổ theo phản ứng sau:
NH4ClO4 N2↑ + Cl2↑ + O2↑ + H2O↑
Lập phương trình hóa học của phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron.
Câu 4:
Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl↑ + H2O (1)
NH3 + Br2 → N2 + HBr (2)
NH3 + CuO Cu + N2 + H2O (3)
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 (4)
KClO3 KCl + O2↑ (5)
Câu 5:
Tính số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu ∗ trong các chất và ion dưới đây:
a)
b)
Câu 6:
Lập phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy gas trong không khí và phản ứng kích nổ hỗn hợp nhiên liệu của tàu con thoi. Xác định vai trò của các chất trong mỗi phản ứng
Câu 7:
Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau:
H2S + Br2 → 2HBr + S↓ (1)
2KClO3 2KCl + 3O2↑ (2)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O (3)
Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Vì sao? Hãy xác định quá trình oxi hóa và quá trình khử của các phản ứng đó
về câu hỏi!