Câu hỏi:
15/06/2022 363Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. X (15 tuổi 9 tháng) thực hiện hành vi đánh người gây thương tích. Trước đây X đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; do đó, với vị phạm lần này, Toà án áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng với X trong thời hạn 1 năm.
Trường hợp 2. A (13 tuổi) phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, Toà án áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong thời hạn 2 năm.
a) Theo em, căn cứ vào những dấu hiệu nào để Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với X?
b) Em hiểu thế nào về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng? Mục đích của biện pháp này là gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu a) Dấu hiệu để Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với bạn X
- X (15 tuổi 9 tháng) thực hiện hành vi đánh người gây thương tích.
- Trước đây, X đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Yêu cầu b)
- Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, được áp dụng khi môi trường xã hội mà người chưa thành niên sinh sống không có các điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo họ, như gia đình có người thân vi phạm pháp luật hoặc có tiền án, hoặc người chưa thành niên sống bụi đời, lang thang,…
- Mục đích của biện pháp này là buộc người phạm tội phải cách li ra khỏi xã hội, giúp họ được học tập văn hóa, học nghề, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường. Tại đây họ sẽ rèn luyện lối sống của mình, trở thành người có ích cho xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy thảo luận với bạn về chơi game trực tuyến của lứa tuổi học sinh theo những gợi ý sau:
a) Những tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đến học sinh.
b) Hành vi vi phạm pháp luật hình sự liên quan đến trò chơi trực tuyến là gì?
c) Những việc cần làm để bản thân và bạn bè từ bỏ game trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh?
Câu 2:
Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi
Tình huống. T (15 tuổi) và rất ham chơi điện tử, game online. Do chơi nhiều, không có tiền trả, T phải ghi nợ. Chẳng mấy chốc, số tiền nợ của T đã lên đến hàng triệu. T đã lấy trộm 4 triệu của chị H để trả nợ. Cơ quan có thẩm quyền đã kết luận: T dưới 18 tuổi nên phải chịu biện pháp giám sát, giáo dục và được miễn trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi:
a) Theo em, hành vi nào của T phải bị phê phán? Vì sao T phải chịu biện pháp giám sát, giáo dục mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
b) Em có thể nói gì về biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Câu 3:
Xây dựng kế hoạch về cuộc thi “Hùng biện về tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi và tuyên truyền phòng, chống vi phạm pháp luật hình sự” theo gợi ý sau:
- Lập kế hoạch, dự kiến thời gian;
- Tổ chức đăng kí tham gia;
- Xây dựng chương trình;
- Thể lệ cuộc thi;
- Hình thức trình bày;
Câu 4:
Em hãy xác định hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp dưới đây và nêu hình phạt được áp dụng đối với những người dưới 18 tuổi khi thực hiện những hành vi đó.
A. Không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe gắn máy.
B. Buôn bán ma tuý.
C. Vượt đèn đỏ.
D. Trộm cắp xe máy có giá trị.
E. Đánh bạc.
G. Hút ma tuý.
H. Tổ chức đua xe trái phép.
I. Giết người.
K. Trốn học đi chơi game.
L. Cướp giật tài sản.
Câu 5:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1: H 16 tuổi cùng với các bạn tham gia đua xe trái phép gây thương tích cho anh Avới tỉ lệ tổn thương cơ thể là 32%.
Trường hợp 2: A 17 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Trường hợp 3: C dưới 18 bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng mạng internet để đánh bạc với số tiền 4 triệu đồng. Trước đây C đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
a) Dựa vào các thông tin trên, em hãy xác định các hình phạt cho từng trường hợp.
b) Theo em, pháp luật hình sự về hình phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm mục đích gì?
Câu 6:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. A (17 tuổi) phạm tội trộm cắp tài sản trị giá 5 triệu đồng (tội phạm ít nghiêm trọng, theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự). Cách đây 2 năm, A đã phạm tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự) và bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Sau khi chấp hành xong thời hạn, trở về với xã hội A lại tiếp tục hút chích ma tuý, đánh bạc và thường xuyên gây gổ với mọi người. Vì vậy, với tội trộm cắp tài sản lần này việc miễn trách nhiệm hình sự với A là không thể, các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng các biện pháp xử lí hình sự mạnh hơn.
Trường hợp 2. C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự), có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. A thực hiện hành vi phạm tội khi 16 tuổi 9 tháng.
Câu hỏi:
a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi được thể hiện trong từng trường hợp.
b) Em hãy bình luận tính nhân đạo khi xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Câu 7:
Em đồng tình và không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
A. Bạn A báo cáo với cô giáo về việc bạn B sử dụng ma tuý ở trong trường học
B. Hết giờ học, các bạn rủ A đi chơi trò chơi bạo lực nhưng A từ chối.
C. M dụng xe máy phân phối lớn khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
D. Anh D tuân thủ nguyên tắc: Khi uống rượu, bia không lái xe ô tô.
E. Bạn Q ngăn chặn việc đánh nhau của hai bạn tại lớp học.
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!