Câu hỏi:
15/06/2022 335Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch và tổ chức một buổi tọa đàm theo kế hoạch với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên”.
Gợi ý:
- Lập kế hoạch
+ Xác định mục đích, yêu cầu;
+ Dự kiến thời gian;
+ Địa điểm;
+ Thành phần tham gia;
+ Xây dựng nội dung (chương trình, bộ câu hỏi, đóng vai, mời chuyên gia,..);
+ Phân công người phụ trách chương trình, trang trí, dẫn chương trình;
+ Mời chuyên gia, đại biểu,…
- Tổ chức tọa đàm theo kế hoạch.
- Đánh giá kết quả (viết báo cáo/thu hoạch).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Gợi ý kế hoạch với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên”
- Xác định mục đích:
+ Cung cấp thông tin về pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên.
+ Phổ biến, giới thiệu và giải đáp các quy định pháp luật liên quan đến người chưa thành niên, giúp người chưa thành niên sống và học tập thep đúng quy định của pháp luật.
- Dự kiến thời gian: Chủ nhật, ngày ……/……./20….
- Địa điểm: Trường THPT X
- Thành phần tham gia: Toàn bộ học sinh các khối 10, 11, 12
- Xây dựng nội dung (chương trình, bộ câu hỏi, đóng vai, mời chuyên gia,..):
+ Chuẩn bị kịch bản chương trình bao gồm các phần sau: Mở đầu - Giới thiệu những quy định về pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên - Hỏi, đáp một số câu hỏi liên quan đến pháp luật hình sự ở người chưa thành niên - Đóng vai, xử lí tình huống - Chuyên gia giải đáp - Kết thúc tọa đàm.
+ Xây dựng bộ câu hỏi liên quan đến nội dung về pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên.
+ Chuẩn bị một số kịch bản pháp luật để đóng vai giải quyết tình huống.
- Phân công người phụ trách chương trình, trang trí, dẫn chương trình.
+ Phụ trách chương trình: Thầy tổng phụ trách trường chịu trách nhiệm phụ trách
+ Trang trí: Thầy, cô tổ Công tác xã hội
+ Dẫn chương trình: Thầy tổng phụ trách
- Mời chuyên gia, đại biểu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy thảo luận với bạn về chơi game trực tuyến của lứa tuổi học sinh theo những gợi ý sau:
a) Những tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đến học sinh.
b) Hành vi vi phạm pháp luật hình sự liên quan đến trò chơi trực tuyến là gì?
c) Những việc cần làm để bản thân và bạn bè từ bỏ game trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh?
Câu 2:
Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi
Tình huống. T (15 tuổi) và rất ham chơi điện tử, game online. Do chơi nhiều, không có tiền trả, T phải ghi nợ. Chẳng mấy chốc, số tiền nợ của T đã lên đến hàng triệu. T đã lấy trộm 4 triệu của chị H để trả nợ. Cơ quan có thẩm quyền đã kết luận: T dưới 18 tuổi nên phải chịu biện pháp giám sát, giáo dục và được miễn trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi:
a) Theo em, hành vi nào của T phải bị phê phán? Vì sao T phải chịu biện pháp giám sát, giáo dục mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
b) Em có thể nói gì về biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Câu 3:
Xây dựng kế hoạch về cuộc thi “Hùng biện về tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi và tuyên truyền phòng, chống vi phạm pháp luật hình sự” theo gợi ý sau:
- Lập kế hoạch, dự kiến thời gian;
- Tổ chức đăng kí tham gia;
- Xây dựng chương trình;
- Thể lệ cuộc thi;
- Hình thức trình bày;
Câu 4:
Em hãy xác định hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp dưới đây và nêu hình phạt được áp dụng đối với những người dưới 18 tuổi khi thực hiện những hành vi đó.
A. Không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe gắn máy.
B. Buôn bán ma tuý.
C. Vượt đèn đỏ.
D. Trộm cắp xe máy có giá trị.
E. Đánh bạc.
G. Hút ma tuý.
H. Tổ chức đua xe trái phép.
I. Giết người.
K. Trốn học đi chơi game.
L. Cướp giật tài sản.
Câu 5:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1: H 16 tuổi cùng với các bạn tham gia đua xe trái phép gây thương tích cho anh Avới tỉ lệ tổn thương cơ thể là 32%.
Trường hợp 2: A 17 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Trường hợp 3: C dưới 18 bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng mạng internet để đánh bạc với số tiền 4 triệu đồng. Trước đây C đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
a) Dựa vào các thông tin trên, em hãy xác định các hình phạt cho từng trường hợp.
b) Theo em, pháp luật hình sự về hình phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm mục đích gì?
Câu 6:
Em đồng tình và không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
A. Bạn A báo cáo với cô giáo về việc bạn B sử dụng ma tuý ở trong trường học
B. Hết giờ học, các bạn rủ A đi chơi trò chơi bạo lực nhưng A từ chối.
C. M dụng xe máy phân phối lớn khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
D. Anh D tuân thủ nguyên tắc: Khi uống rượu, bia không lái xe ô tô.
E. Bạn Q ngăn chặn việc đánh nhau của hai bạn tại lớp học.
Câu 7:
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. A (17 tuổi) phạm tội trộm cắp tài sản trị giá 5 triệu đồng (tội phạm ít nghiêm trọng, theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự). Cách đây 2 năm, A đã phạm tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự) và bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Sau khi chấp hành xong thời hạn, trở về với xã hội A lại tiếp tục hút chích ma tuý, đánh bạc và thường xuyên gây gổ với mọi người. Vì vậy, với tội trộm cắp tài sản lần này việc miễn trách nhiệm hình sự với A là không thể, các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng các biện pháp xử lí hình sự mạnh hơn.
Trường hợp 2. C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự), có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. A thực hiện hành vi phạm tội khi 16 tuổi 9 tháng.
Câu hỏi:
a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi được thể hiện trong từng trường hợp.
b) Em hãy bình luận tính nhân đạo khi xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
về câu hỏi!