Câu hỏi:
12/07/2024 4,778Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cho biết:
a) Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất. Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất.
b) Các nguyên tố kim loại và phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn.
c) Những nhóm nào gồm các kim loại mạnh nhất và phi kim mạnh nhất.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Xu hướng biến đổi tính kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn: Trong chu kì, tính phi kim tăng từ trái qua phải; theo nhóm A, tính kim loại tăng từ trên xuống dưới.
Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là nguyên tố ở phía trên cùng bên phải trong bảng tuần hoàn, đó là fluorine (9F). Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là nguyên tố ở phía dưới cùng bên trái trong bảng tuần hoàn, đó là francium (87Fr), nhưng Fr là nguyên tố phóng xạ không bền nên thực tế nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là caesium (55Cs).
b) Trong bảng tuần hoàn, nếu kẻ một đường chéo qua 5B, 14Si, 33As, 52Te và 85At thì phần bên phải (trừ các khí hiếm nhóm VIIIA) là các phi kim, còn phần bên trái (trừ 1H) là các kim loại. Ngoài ra dãy lanthanide và actinide đều là các kim loại.
c) Nhóm IA gồm các kim loại kiềm là các kim loại mạnh nhất, nhóm VIIA gồm các halogen là các phi kim mạnh nhất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các nguyên tố sau: 11Na, 13Al và 17Cl
Các giá trị bán kính nguyên tử (pm) tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng?
Câu 2:
Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường.
a) Hãy xác định vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố.
a) Hãy xác định vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố.
b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của X, Y, Z.
c) So sánh tính base của các hydroxide của X, Y, Z.
Câu 3:
Cho các nguyên tố sau: 14Si, 15P và 16S.
Các giá trị độ âm điện tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng?
Câu 4:
Methadone (C21H27NO), thường được sử dụng để giảm đau và được xem như là chất thay thế cho heroin (thuốc chữa cai nghiện).
a) Nêu vị trí các nguyên tố tạo nên methadone trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh bán kính nguyên tử, độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tố đó. Giải thích.
Câu 5:
Cho hai nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15 và Z = 62
a) Xác định vị trí của hai nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của hai nguyên tố đó và cho biết chúng là nguyên tố s, p, d hay f
c) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của mỗi nguyên tố.
d) Nêu tính chất đơn chất và tính chất mỗi hợp chất trên.
35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải (P2)
20 bài tập Bảng tuần hoàn nâng cao cực hay có lời giải chi tiết
Bài tập về Đồng vị nâng cao siêu hay có lời giải (P1)
100 câu trắc nghiệm Nhóm Halogen cơ bản (P1)
15 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Thành phần của nguyên tử có đáp án
42 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 1. Câu hỏi lí thuyết Liên kết hóa học có đáp án
100 câu trắc nghiệm nguyên tử cơ bản (P1)
50 Bài tập Cấu tạo nguyên tử cơ bản cực hay có lời giải (P2)
về câu hỏi!