Câu hỏi:
05/07/2022 543Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:
* “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chiu một phần trách nhiệm khi để chiến tranh nổ ra”. Đây là nhận định chính xác, vì:
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, ngược lại còn dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít.
+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đâyy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô để làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít).
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập”- thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng.
- Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nố của Chiến tranh thế giới thứ hai.
* “Chiến tranh kết thúc đưa tới sự ra đời của trật tư thế giới “đa cực””. Đây là nhận định không chính xác, vì
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới được thiết lập - trật tự hai cực Ianta với đặc trưng cơ bản là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
- Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực Ianta tan rã (1991), một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo hướng “đa cực, nhiều trung tâm”.
* “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã đưa tới nhiều chuyển biến lớn trong tình hình thế giới”. Đây là nhận định chính xác, vì
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới; sau đó, không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội không ngừng được mở rộng, trải dài từ châu Âu sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Các quốc gia này ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
- Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai có sự thay đổi lớn. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (khởi đầu từ Mĩ) đã không ngừng phát triển và mở rộng ra các nước, đưa loài người bước sang nền văn minh mới - văn minh tin học hay văn minh trí tuệ.
* “Tính chất của chiến tranh có sự thay đổi kể từ khi Liên Xô tham chiến”. Đây là nhận định chính xác, vì:
- Trước khi Liên Xô tham chiến (tháng 6/1941), Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, diễn ra nhằm mục đích phân chia lại thị trường, thuộc địa và đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
- Từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của chiến tranh có sự chuyển biến:
+ Tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.
+ Tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình, kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
¨ Kết luận: Nội dung đáp án B không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tình hình thế giới và trong nước từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Trung Quốc?
Câu 2:
Nội dung nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm được rút ra từ cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945 - 1946?
Câu 3:
Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (tháng 2/1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?
Câu 4:
Âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là gì?
Câu 5:
Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) đều xuất phát từ
Câu 6:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
Câu 7:
Từ chỗ nắm độc quyền tất cả các ngành sản xuất trong Chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới (NEP), nhà nước Liên Xô đã
về câu hỏi!