Câu hỏi:
13/07/2024 915Chọn ít nhất mọt từ ngữ bạn cho là độc đáo trong bài Thơ duyên, sau đó phân tích cái hay, cái đẹp của cách dùng từ ngữ ấy.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Lựa chọn phân tích cách dùng từ “cưới” trong câu thơ cuối bài.
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
- Anh cưới em! Không phải, lòng anh cưới lòng em. Từ “cưới" mà Xuân Diệu dùng ở đây, độc đáo đến lạ lùng, mới mẻ đến vô lí. Ngẫm nghĩ ra ta lại thấy nhà thơ có lí, lòng anh cưới lòng em, đó là sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn. tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức dộ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc. Từ “thôi” trong câu thơ này cũng rất lạ. “Thôi' nghĩa là thế nào? Nghĩa là đành vậy, đành phải chấp nhận như vậy, không còn cách nào khác, không thể từ chối được, không thế lẩn tránh được. Như vậy, cái việc lòng anh cưới lòng em, cái việc lòng anh hòa hợp với lòng em là việc tự nhiên, như của trời đất, con người không thể tạo ra, con người không thế chối bỏ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thơ trữ tình có mấy dạng chủ thể trữ tình? Trong văn bản này, chủ thể trữ tình thuộc dạng nào?
Câu 2:
Đọc văn bản Bầu trời đã trở về và thực hiện các câu hỏi và bài tập nêu phía dưới:
Bầu trời đã trở về Xuân Quỳnh Bầu trời đã trở về Cao và xanh biết mấy Mái nhà như sóng dậy Con đường như dòng sông Mặt đất nắng mênh mông Những bài ca không dứt
Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất Chào cỏ hoa vươn tới bầu trời Chào ngôi nhà mới xây Chào những con người Đi nườm nượp dưới trời xanh vô tận
Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất Những đàn ong kiếm mật buổi ban mai Cỏ bên sông, và bãi sa bồi Phù sa ướt còn nồng mùi cá Cành đước mặn, cây ngô trong kẽ đá Những con đường khuất sau lá rừng xưa …
Bầu trời xanh hơn cả lúc nằm mơ Và hạnh phúc trong bàn tay có thật: Chiếc áo mắc trên tường Màu hoa sau cửa kính Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn Anh trở vể, trời xanh của riêng em. (In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014) |
Khái quát nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3:
Đặt câu với những từ ngữ sau để làm rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng:
Văn học, văn hóa, văn chương
Câu 4:
Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:
a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.
c. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay
Câu 5:
Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh.
Câu 6:
Câu 7:
Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:
Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần trí thức trong sách giáo khoa.
về câu hỏi!